Vì sao Hà Nội tạm dừng bán biệt thự cũ?
Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, từ 19/4, thành phố tạm dừng bán 600 biệt thự cũ để rà soát tổng thể các vấn đề liên quan…
- 19-04-2022Hà Nội dừng chủ trương bán 600 biệt thự cũ
- 18-04-2022600 biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội sẽ bán cho ai?
- 18-04-2022Biệt thự Hoài Đức tăng giá nhờ hàng tỷ USD đổ vào hạ tầng
Chiều 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Tại cuộc họp báo, phóng viên Tiền Phong đặt vấn đề về việc công khai danh sách biệt thự cũ được phép bán, cũng như thủ tục cần thiết nếu muốn mua lại các biệt thự cũ dạng này. Một số phóng viên đặt vấn đề về công tác bảo tồn các biệt thự cổ, biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954; làm sao để tránh các vi phạm trật tự xây dựng, tránh tình trạng biến tài sản công thành tài sản tư.
Trao đổi về một số vấn đề báo chí quan tâm, ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, theo hồ sơ quản lý, trong 600 biệt thự nói trên có sự sở hữu đan xen nhau. 600 biệt thự có 5.686 hộ. Cty Quản lý nhà Hà Nội đã ký hợp đồng thuê trực tiếp với các hộ. Đến thời điểm hiện tại, đã có 4.973 hộ mua, còn 713 hộ vẫn thuê (563 ngôi chính, 150 ngôi phụ). “Vì vậy, chúng tôi có đề xuất tiếp tục triển khai bán các biệt thự nằm trong số 600 biệt thự này. Bởi các hộ trước đây họ không có điều kiện để mua. Nay cần xây dựng về giải pháp để họ mua, thống nhất cách quản lý”, ông Minh nói. Ông Minh cũng làm rõ, đây không phải là bán rộng rãi, mà là bán cho các đối tượng đang sử dụng ổn định ở biệt thự, có hợp đồng thuê biệt thự, hoặc được phân phối theo quy định.
Về giá bán biệt thự cũ, theo ông Minh, đều căn cứ các quy trình, quy định của pháp luật, theo bảng giá đất và theo các vị trí có nguyên tắc bán. Toàn bộ các cơ sở này sẽ được hội đồng liên ngành gồm Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở TN&MT Hà Nội xem xét từng tiêu chí, từng nội dung để xác định giá bán.
Tiền phong