MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Hiếu PC khẩn thiết yêu cầu người dùng từ bỏ ngay Facebook Messenger?

19-07-2021 - 21:56 PM | Thị trường

Trong số các nền tảng nhắn tin phổ biến hiện nay, Messenger được xem là nền tảng kém bảo mật bậc nhất vì chưa có tính năng mã hoá đầu cuối nội dung bên trong.

Mới đây, chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC đã đăng bài trên trang cá nhân, mong muốn người dùng từ bỏ ngay nền tảng nhắn tin hàng đầu hiện nay là Facebook Messenger. Lý do được anh đưa ra rất đơn giản: yếu tố bảo mật.

Thực tế, không cần phải là một chuyên gia bảo mật, nhiều người cũng hiểu được rằng khả năng bảo mật của Facebook Messenger gần như yếu kém nhất trong nhóm những ứng dụng nhắn tin OTT hiện nay. Báo chí quốc tế cũng không ít lần chỉ ra điều này.

Những năm gần đây, Facebook khá chịu khó tung ra các bản cập nhật nhằm "tăng cường khả năng bảo mật" cho Messenger nhưng theo Forbes, các biện pháp đó chẳng khác nào "bổ sung thêm một ổ khoá vào cửa trước của ngân hàng, trong khi kho tiền thì vẫn mở rộng".

Từ khoá ở đây chính là "mã hoá". Bản thân Facebook từng cảnh báo người dùng về nguy cơ tin nhắn của họ không được mã hoá đầu cuối. Lần đầu tiên Facebook cảnh báo về vấn đề này chính là khi họ giới thiệu tính năng "hội thoại bí mật".

Vì sao Hiếu PC khẩn thiết yêu cầu người dùng từ bỏ ngay Facebook Messenger? - Ảnh 1.

Hội thoại bí mật kích hoạt tính khả năng mã hoá trong các đoạn chat giữa người dùng cới nhau. "Hội thoại bí mật trên Messenger được mã hoá đầu cuối, nó chỉ dành cho bạn và người mà bạn nói chuyện cùng", Facebook nói, ngầm chỉ ra các đoạn hội thoại không "bí mật" có thể bị truy cập bởi một người thứ 3 nào đó.

Trong khi đó, WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin khác cũng do Facebook sở hữu, lại ưu tiên vấn đề mã hoá thông tin từ những ngày đầu. "Một trong những khoảnh khắc cá nhân nhất của bạn được chia sẻ với WhatsApp. Đó là lý do chúng tôi phát triển khả năng mã hoá bên trong ứng dụng. Khi các nội dung được mã hoá, tin nhắn, hình ảnh, video, tin nhắn thoại, tài liệu, cuộc gọi của bạn được bảo vệ khi nó rơi vào tay một người khác".

Tất nhiên, vấn đề này không chỉ giới hạn trên Messenger. Các tin nhắn SMS của bạn thậm chí còn kém bảo mật hơn. Tuy nhiên, đây là điều dễ hiểu. Messenger có hơn 1 tỷ người dùng  - không giống  SMS – nó thường xuyên được cập nhật và trang bị hàng tá các tính năng để người dùng trò chuyện, chia sẻ thông tin thay vì chỉ các dòng text thông thường.

"Người dùng chọn kết nối thông qua Messenger nên hiểu rõ về mối nguy thực sự với thông tin của họ", chuyên gia bảo mật Jake Moore của ESET nói.

"Mặc dù nhiều người nghĩ rằng nội dung trong tin nhắn của họ không có gì riêng tư, vấn đề thực sự là bất cứ thông tin nào của bạn cũng có thể bị lợi dụng nếu nó rơi vào tay kẻ xấu".

Các chuyên gia bảo khuyên người dùng nên lựa chọn Signal hoặc Telegram với khả năng bảo mật được cho là tốt nhất trong số các ứng dụng nhắn tin hiện nay. Ngoài ra, WhatsApp cũng là một lựa chọn không tồi.

Do đó, với những người vẫn lựa chọn sử dụng Messenger vì nó dễ dùng và quen thuộc, bạn có 2 lựa chọn. Vẫn gắn bó với nền tảng kém bảo mật này trong vài năm nữa hoặc chuyển sang một nền tảng khác, vốn mang đến cho bạn sự an toàn cao hơn. "Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp người dùng hiểu rõ về các mối nguy và bắt đầu chuyển dịch sang một ứng dụng có tính bảo mật cao hơn", Moore nói.

Facebook, trong nhiều năm, vẫn hứa hẹn rằng "sẽ mã hoá các nội dung người dùng chia sẻ thông qua Messenger" nhưng cho đến nay, họ chưa có bất cứ động thái cụ thể nào.

"Người dùng có thể kết nối với bạn bè một cách riêng tư và bảo mật mà không sợ bất cứ ai – bao gồm cả Facebook – nghe trộm hoặc theo dõi các đoạn hội thoại của bạn", lãnh đạo của Facebook từng chia sẻ vào năm 2019, dưới áp lực của chính quyền Mỹ.

Tham khảo: Forbes

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên