MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao lao động chưa đi học hoặc chỉ học sơ cấp ít thất nghiệp, còn trình độ đại học trở lên lại thất nghiệp nhiều?

Vì sao lao động chưa đi học hoặc chỉ học sơ cấp ít thất nghiệp, còn trình độ đại học trở lên lại thất nghiệp nhiều?

Theo Điều tra lao động việc làm năm 2019 Tổng cục Thống kê mới công bố gần đây, nhóm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số lao động thất nghiệp là “sơ cấp nghề, chưa đi học/qua đào tạo và trung cấp” với tỷ lệ tương ứng là 1,9%, 2,1% và 4,7%.

Số liệu cho thấy tỷ trọng của nhóm “tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông” trong cơ cấu thất nghiệp là cao nhất tương ứng 24,3% và 22,5%, tiếp đến là nhóm có trình độ từ đại học trở lên 14,9% trong tổng số người thất nghiệp. 

Nhóm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số lao động thất nghiệp là “sơ cấp nghề, chưa đi học/qua đào tạo và trung cấp” với tỷ lệ tương ứng là 1,9%, 2,1% và 4,7%. Theo Tổng cục Thống kê, điều này cho thấy thị trường lao động vẫn đang rất cần công việc giản đơn hoặc trình độ thấp

Vì sao lao động chưa đi học hoặc chỉ học sơ cấp ít thất nghiệp, còn trình độ đại học trở lên lại thất nghiệp nhiều? - Ảnh 1.

Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có thể do lực lượng học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có ý định tiếp tục đi học nên chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động, riêng nhóm người có trình độ từ đại học trở lên tỷ lệ thất nghiệp cũng tương đối cao có thể do họ cố gắng tìm một công việc phù hợp với trình độ đào tạo

Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam ở nhóm cao đẳng và từ đại học trở lên tương ứng là 62% và 56,2%.

Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giữa nam và nữ theo từng nhóm tuổi. Năm 2019, tỷ lệ này cho thấy ở nhóm tuổi 15-19 nam cao hơn nữ (13,3% và 12,3%) sau đó tỷ lệ thất nghiệp được thu hẹp ở nhóm tuổi 20-24, sang đến nhóm tuổi 25-29 và 30-34 nữ lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam, từ nhóm tuổi 35-39 trở lên nam luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nữ (trừ nhóm tuổi 55-59).

Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp. Trong đó, 47,3% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 529,9 nghìn người). Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nam chiếm số đông hơn nữ. Khu vực nông thôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thất nghiệp nữ cao hơn nam. Đáng lưu ý, thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (42,1%).

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, tình trạng thất nghiệp thường cao hơn hẳn ở khu vực thành thị, trong khi vấn đề thiếu việc làm lại là phổ biến ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và các nhà dùng tin khác.

Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam là 2,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao gần gấp 2 lần khu vực nông thôn (3,11% so với 1,69%). Mức độ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam 0,17 điểm phần trăm (2,26% và 2,09%).

Tỷ trọng lao động thiếu việc làm cao nhất thuộc về ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản (72,2%). Điều này là phù hợp với đặc điểm việc làm trong lĩnh này do ảnh hưởng của thời gian tạm nghỉ theo mùa vụ. Có 58,3% lao động thiếu việc làm có mong muốn làm thêm từ 10-39 giờ/tuần. Số lao động thiếu việc muốn làm nhiều hơn 39 giờ/tuần chiếm khoảng 11,5%.

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên