MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư? Câu trả lời làm bạn giật mình!

15-12-2020 - 09:56 AM | Sống

Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư? Câu trả lời làm bạn giật mình!

Vì sao ung thư lại có xu hướng ngày càng trẻ hóa? Làm sao để phòng chống ung thư một cách khoa học? Bài viết này hi vọng sẽ thức tỉnh những thanh niên “không sợ trời không sợ đất, không ngại bệnh tât”.

Hai từ "trẻ trung" nghe thì có vẻ đầy sức sống và "bùng nổ năng lượng", thực tế cuộc sống chúng ta vẫn thường nghe câu này: trẻ tuổi chính là cái vốn, rất ít người "gán ghép" bệnh tật cho người trẻ.

Tuy nhiên, vì cậy mình trẻ tuổi, không ít người tự do tiêu xài sức lực của mình một cách hoang phí, vì tuổi trẻ mà luôn tự phụ "ăn uống thả ga", nhiều người trẻ thời hiện đại đã mắc phải những căn bệnh quái ác. Trong số các loại bệnh tật, người trẻ mắc bệnh ung thư cũng không phải là hiếm.

Những số liệu thống kê gần đây cho thấy ung thư đang có xu hướng trẻ hóa. Tại Việt Nam, trong nhóm tuổi 15 - 29 có 3 loại bệnh ung thư phổ biến nhất đó là ung thư máu, ung thư tuyến giáp và ung thư vú. Theo số liệu của GLOBOCAN 2018, tỷ lệ tử vong do ung thư trong nhóm tuổi 15 - 29 tại Việt Nam ước tính cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

 Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư? Câu trả lời làm bạn giật mình!  - Ảnh 1.

Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư như vậy?

1. Họ xem thức khuya là thói quen

Khi bạn chưa hoàn thành hết công việc, khi bạn cảm thấy đi ngủ sớm là buông thả, không có trách nhiệm với bản thân, vậy thì bạn chắc chắn đã "thất bại" rồi. Thức khuya, thậm chí là thức trắng đêm là một loại thói quen, và thói quen ấy mang tên "thói quen đoản mệnh".

Thường xuyên thức khuya, thức đêm, thời gian ngủ nghỉ không đủ sẽ hành hạ nhiều cơ quan trong đó có gan, ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể, khiến bạn có khả năng mắc nhiều loại bệnh, trong đó có một số loại ung thư.

2. Ngồi quá nhiều, lười vận động

Dù là do công việc, học tập hay những việc khác, có rất nhiều người "ngồi quá lâu, lười vận động" hàng ngày, thường xuyên làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đặc biệt là "béo phì vùng trung tâm", trong khi béo phì là yếu tố nguy cơ của rất nhiều các bệnh mãn tính. Ngoài ra, ngồi lâu sẽ làm nhu động ruột yếu đi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày và ruột.

3. Khẩu vị quá "mặn", "không cay không chịu được"

Đây hẳn là "bệnh chung" của giới trẻ hiện đại. Khi ăn luôn không thích thiếu vị, vì vậy mà cho rất nhiều tương ớt và các gia vị khác vào bát, lúc nào ăn cũng phải uống một ít nước ngọt có ga… nếu không bữa ăn sẽ rất nhàm chán. Khi những việc này đã trở thành thói quen, bạn sẽ tiêu thụ nhiều muối, đường… lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, tim mạch và mạch máu não.

4. Áp lực quá lớn, luôn buồn bã không vui

Những buồn bã do quá áp lực và căng thẳng lâu ngày sẽ luôn hiển hiện ở những người trẻ tuổi, tâm lý quá ưu sầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh trong cơ thể. Tâm trạng lạc quan vui vẻ là "chất xúc tác cho sức khỏe" ở một mức độ nào đó.

Căng thẳng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, luôn không vui sẽ khiến khả năng tiết hormone của cơ thể trở nên bất thường, nếu luôn cảm thấy không vui, vậy thì bạn nên cẩn thận.

5. Luôn không xem bệnh tật ra gì

Những người trẻ, họ cậy mình còn trẻ nên coi thường những bệnh nhẹ, không đến bệnh viện điều trị và không uống thuốc theo chỉ định, tuy nhiên, nếu một số bệnh không được điều trị khoa học khi còn nhẹ thì có thể sẽ bỏ lỡ mất thời gian điều trị bệnh tốt nhất.

Thực tế có rất nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư, nhưng hầu hết các bệnh lại hoàn toàn có thể được ngăn ngừa, dự phòng, và nó phụ thuộc vào những gì bạn làm, phụ thuộc vào thói quen hàng ngày của bạn.

Hãy quan tâm tới sức khỏe của mình hơn, áp dụng những phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh tật ngay từ khi còn trẻ, cũng chính vì còn là người trẻ, nên lúc này là giai đoạn tốt nhất để bạn hình thành cho mình những thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh tật và gia tăng tuổi thọ. Hãy nhớ, dù là ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì: có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì.

Theo Alexx

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên