Vì sao người nghèo khó giàu có? Hai điều thôi!
Mặc dù nói con nhà nghèo tự lập từ sớm, nhưng con nhà nghèo cũng càng dễ sa vào con đường sa ngã hơn.
- 25-07-2020Quý nhân đời bạn: Đi xa với người ưu tú; Làm việc với người đáng tin, bỏ ít được nhiều; Ở với người hiểu mình sống mà không hối tiếc
- 25-07-2020Cuộc đời cũng giống như leo núi: An yên, hạnh phúc hóa ra luôn ở ngay bên cạnh, người biết điểm dừng cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn
- 26-07-2020Bí ẩn về cuộc đời Lão Tử: Bậc cao nhân ẩn sĩ được Khổng Tử ví như "Con rồng thâm sâu, không thể lường nổi"
Người giàu và người nghèo, nhiều khi khác nhau không phải ở cơ hội, tài năng, hay hoàn cảnh gia đình, mà là khác nhau ở hai điều, tầm nhận thức và sự giáo dục gia đình.
Nhận thức của mỗi người chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường xung quanh, cũng có nghĩa là bạn sinh ra và phát triển trong một môi trường ra sao, tầm nhận thức của bạn cũng sẽ dừng lại ở tầng đó. Đôi khi, không phải là không có lý khi nói nghèo là cái số.
Thứ nhất, giáo dục gia đình đúng đắn
Cao Dewang (còn được gọi là Cho Tak Wong hoặc Tak Wong Cho, là một doanh nhân Trung Quốc, đồng thời chủ tịch của tập đoàn Fuyao, một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất thế giới.) nói, cả 6 người trong gia tộc họ Cao của chúng tôi đều rất thành công, gia giáo của gia đình vô cùng nghiêm khắc. Ông nói từ nhỏ mẹ đã yêu cầu ông không được nói dối, không được lấy trộm đồ, phải quang minh chính đại.
Khi còn nhỏ, gia đình của Cao Dewang khá nghèo khó, thường xuyên ăn không đủ no, mẹ mỗi ngày chỉ làm hai bữa cơm. Nhưng dù cuộc sống có khó khăn tới vậy, mẹ của ông cũng không quên nói với các con của mình rằng, dù không có cơm ăn, cũng không được nói với người khác, bởi vì nói ra sẽ chỉ khiến người khác càng chê cười mình hơn mà thôi.
Ở thời đại ngày xưa, một người phụ nữ mang trong mình tư tưởng của một nữ cường như vậy quả thực không nhiều.
Vì nhà nghèo, mà năm 17 tuổi, Cao Dewang thường xuyên phải dậy vô cùng sớm rồi đạp xe 40km, kéo 150kg xe hàng hoa quả đi bán kiếm tiền, trở thành một người "đàn ông nhỏ" trong gia đình. Mẹ ông trước mỗi lần gọi ông dậy đều khóc một lúc vì xót con. Nhưng cuộc sống không thể không như vậy, xót con nhưng cũng không thể nuông chiều con.
Cũng chính vì phương pháp giáo dục đúng đắn của mẹ, mà Cao Dewang mới trở thành vua kính như hiện nay.
Cao Dewang, ông vua kính của Trung Quốc
Khi Lý Gia Thành (tỷ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện Hồng Kông) có ý định đi theo người cậu của mình khi đó là vua đồng hồ của Hồng Kông, mẹ ông đã nói với ông rằng, "từ nay về sau, con phải tự dựa vào sức mình".
Dù cậu khi đó là vua đồng hồ, một trong những gia tộc giàu có nhất Hồng Kông lúc bấy giờ, nhưng mẹ của Lý Gia Thành không bao giờ cho phép ông đi đường tắt, theo quan điểm của bà thì đường của mình phải tự mình bước đi, có vậy mới chắc và lâu dài. Có thể thấy quan điểm giáo dục con cái của mẹ Lý Gia Thành là vô cùng đúng đắn.
Cũng chính vì thấm nhuần tư tưởng giáo dục của mẹ từ nhỏ, Lý Gia Thành hiểu hơn ai hết rằng làm ăn kinh doanh không hề dễ dàng, con người ta, bắt buộc phải tự nỗ lực thì mới mong thay đổi cuộc sống, cũng chính nhờ vậy mà chúng ta mới có một tỷ phú hàng đầu của Hồng Kông như hiện nay.
Vì vậy, người nghèo khó trở thành người giàu, không phải vì vận may của bạn không tốt, cũng chẳng phải vì bạn không xuất chúng, mà là bởi nhận thức của bạn có phần lệch lạc.
Tỷ phú hàng đầu Hồng Kông Lý Gia Thành
Thứ hai, tầm nhận thức ngắn hạn
Người nghèo chỉ muốn thay đổi người khác, không muốn thay đổi mình
Jack Ma từng nói, xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, nếu chỉ ngồi đó đợi được xóa đói giảm nghèo, mà không nghĩ cách làm sao để thoát nghèo, vậy thì bạn sẽ mãi mãi chỉ là một kẻ nghèo, nhận cá của người khác không bằng học hỏi kĩ thuật đánh bắt của họ, tuy nhiên, rất nhiều người nghèo lại không học nổi phương pháp câu cá, đây chính là cái gốc của nghèo đói.
Người nghèo thường có tâm lý xóa đói giảm nghèo, không có tâm thái phải thoát nghèo. Vì vậy, người nghèo có 3 không, không hiểu, không biết, không học.
Người nghèo, muốn thành người giàu, trước tiên phải thay đổi quan niệm, nhưng rất nhiều người, thay đổi người khác thì dễ, nhưng thay đổi mình lại vô cùng khó khăn.
Rất nhiều người nghèo không nhìn thấy được điểm tốt của người khác.
Một tỷ phú từng nói, sự ghen tị, đố kị của người nghèo với người giàu là không phải là điều gì hiếm gặp, rất nhiều người nghèo có tâm lý ghét bỏ người giàu, không nhìn ra được điểm tốt của người ta.
Người nghèo không giàu được, lại còn không vừa mắt với người giàu. Không đi học hỏi ưu điểm của người khác, lại có thói quen ngồi không ra đó đố kị với thành công của người ta. Đây hoàn toàn là sai lầm về mặt nhận thức, không giàu lên được cũng là điều dễ hiểu.
Người nghèo có thể "lật thân" đều là những người có giáo dục gia đình và nhận thức đúng đắn.
Tuy nhiên, phần lớn những gia đình nghèo lại chỉ dạy con cái họ thật thà, an phận, tiết kiệm triệt để. Nhưng, bạn đã phát hiện ra một người giàu nào an phận và chỉ chăm chăm vào tiết kiệm hay chưa?
Tiết kiệm tiền là đúng đắn, nhưng chỉ khư khư vào tiết kiệm là không được, tiền cũng phải biết cách tiêu sao cho giàu. Con cái của những gia đình nghèo, từ nhỏ đã tiếp thu giáo dục kiểu nghèo khó, tầm nhận thức chỉ dừng lại ở một tầng nhất định, vậy thì làm sao mong nên được việc lớn?
Báo dân sinh