Vì sao người xuất chúng thường "cô độc": Những thiên tài đình đám từ Einstein tới Elon Musk đều chỉ làm việc hiệu quả khi ở 1 mình
Người thông minh luôn mang các đặc điểm có phần khác người. Nhưng lịch sử nhân loại đã chứng minh, chính những nhân vật “khác người” và cô độc đó lại là những người thay đổi thế giới.
- 14-10-2022Lý do khiến nhiều người trẻ Hàn Quốc phá sản ở tuổi 20
- 14-10-2022Bên trong tàu du lịch không khác gì “thành phố nổi”, chở được 10.000 người, có 8 khu dân cư và 18 tầng lầu
- 14-10-2022Choáng ngợp với khoang thương gia hạng nhất giá ''siêu khủng'' của các hãng máy bay nổi tiếng
- 14-10-2022Travel Blogger ‘Dế Mèn du kí’ cầm cờ Tổ quốc ‘đi khắp thế gian’: Tuổi còn trẻ, ngại gì khám phá
- 13-10-2022“Báu vật” hơn 200 mẫu tiêu bản bọ cánh cứng của chàng trai genZ
Khi nghĩ về Amazon, ta sẽ nghĩ đến Jeff Bezos. Nghĩ về Tesla, ta nghĩ đến Elon Musk. Nghĩ về Thuyết tương đối, ta nhớ Einstein. Không bao giờ có hai cái tên gắn liền với một thành tích lớn, mà chỉ có một.
Đó là bởi vì các thiên tài thường xây dựng một con đường của riêng họ thay vì đi theo đám đông và cái giá phải trả cho việc đó là phần lớn thời gian họ chỉ có một mình. Một số người thích điều đó, còn một số thì không. Elon Musk từng nói: “Khi còn nhỏ, tôi ghét ở một mình. Khi trưởng thành, tôi cũng không muốn ở một mình. Việc đó khiến ta thực sự đau khổ”
Nhưng ngay cả khi Musk nói rằng ông ghét ở một mình, ông sẽ không bỏ dở công việc để dành nhiều thời gian hơn cho những người xung quanh. Rõ ràng ông chọn ở một mình và tự phát triển hơn là ở trong một tập thể nhiều người.
Như vậy, những người thông minh nói chung có xu hướng ở một mình một cách tự nhiên. Và xu hướng đó có thể được giải thích bởi 3 lý do chính:
1.Họ có thể tự suy nghĩ độc lập
Siêu năng lực tốt nhất mà những người thông minh có là việc không cần tuân theo các quy tắc xã hội. Họ có thể bỏ qua các quy chuẩn và làm bất cứ điều gì họ muốn.
Đó là bởi vì trí tuệ cao cho phép họ quyết định phải làm gì với cuộc sống của mình thay vì chỉ làm theo người khác. Họ có thể chọn trở thành một con cừu đen thay vì trở thành một con cừu trắng bình thường trong đàn.
Vì xã hội đã tạo ra một lối mòn về cuộc sống bình thường, và hầu hết mọi người đều đi theo (kiếm việc làm, kết hôn, sinh con, già yếu, chết), nên khi không tuân theo các quy chuẩn nói chung, người thông minh đã tự chọn cho mình một con đường riêng. Lấy ví dụ, nếu tự làm việc tới 14 giờ một ngày, xã hội sẽ coi ta là một con người kỳ lạ, và sẽ không có ai muốn ở bên ta.
Việc chọn con đường riêng sẽ đưa ta đến những tình huống riêng, những tình huống trong đó ta có thể sẽ phải cô độc. Chẳng hạn như trường hợp của Bill Gates:
Bill Gates
Khi cần cảm hứng, ta sẽ đi đâu? Có thể là một công viên, một studio, một cuộc đi dạo … Nhưng Bill Gates không phù hợp với những quy chuẩn đó, bởi vì bằng cách sử dụng bộ não của chính mình, ông đã tạo ra một phương pháp để trở nên siêu năng suất.
Thay vì đi dạo và cho chim ăn, ông sẽ chọn thuê một ngôi nhà gỗ ở một nơi bất kì trong một tuần.
Khi cần ý tưởng, ông tự xách theo một túi sách và đi một mình đến một ngôi nhà nhỏ nào đó ở vùng nông thôn. Khi đã ở đó, ông sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm cho đến khi hết tuần.
Phương pháp này không có trong bất kỳ cuốn sách nào mà Bill Gates đã đọc. Ông sử dụng bộ não của mình để tự tìm ra nó. Cũng nhờ đó, ông đã học được cách tận hưởng thời gian ở một mình và hưởng lợi từ nó. Việc không có ai xung quanh giúp ông tập trung hơn bao giờ hết.
Tự mình suy nghĩ sẽ cho phép ta đưa ra những kết luận mà chưa ai đạt được, và do đó, ta sẽ làm những điều mà chưa ai làm được.
2. Họ lo lắng về những điều mà hầu hết mọi người không nghĩ đến
Chắc hẳn ai cũng từng có cảm giác khó chịu khi trình bày một vấn đề để rồi không được lắng nghe. Khi những người thông minh cố gắng làm những điều khác biệt, họ thường không được những người xung quanh thấu hiểu. Và nếu ta quan tâm đến điều gì đó và mọi người không đánh giá cao hoặc không hiểu, ta sẽ chẳng cần đến họ nữa.
Ví dụ, Nikola Tesla luôn trăn trở về việc phát minh ra những thứ mới và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.
Ông sống một mình, vì chẳng ai có thể nói chuyện với ông về việc thay đổi thế giới, cũng không có mấy người có khả năng theo kịp suy nghĩ của ông.
Ông đã một mình trong cuộc hành trình của mình. Nhưng thay vì nghĩ cô đơn là một điều tồi tệ, ông đã xoay chuyển và tận dụng nó:
“Hãy ở một mình, đó là chìa khóa của sự phát minh; đó là khi các ý tưởng được sinh ra”. - Nikola Tesla
Henry Ford
Một ví dụ điển hình khác về việc lo lắng cho những điều quan trọng là Henry Ford.
Ở Mỹ vào những năm 1900, mọi người đều sử dụng ngựa làm phương tiện di chuyển. Và khi những chiếc xe đầu tiên được ra mắt, mọi người vẫn nghĩ rằng ngựa tốt hơn nhiều!
Nhưng Henry Ford không nghĩ về ngựa, ông nghĩ về những chiếc ô tô sản xuất hàng loạt. Không nhiều người Mỹ nghĩ về vấn đề đó, đó là điều chắc chắn.
Vì vậy, khi ông nói với mọi người rằng ông sẽ thành lập một công ty ô tô, họ đã cười nhạo.
Henry Ford đơn độc vì những ý tưởng của ông quá tiên tiến so với thế hệ lúc bấy giờ, vì vậy ông cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự mình phát triển.
Những người thông minh lo lắng về những điều mà hầu hết mọi người không lo lắng. Và khi họ không tìm thấy bất kỳ ai có cùng suy nghĩ với mình, thì việc ở một mình với những ý tưởng sẽ là lựa chọn tốt nhất.
3. Ưu tiên của những người thông minh khác với phần còn lại
Những người thông minh có những ưu tiên khác với người bình thường. Ví dụ, thay vì nghĩ về niềm vui và sự hưởng lạc, họ nghĩ về sự tiến bộ và đổi mới.
Khi Steve Jobs mua một ngôi nhà ở Thung lũng Silicon, ông không hề nghĩ đến hưởng lạc. Mặc dù có thể mua được mọi loại đồ đạc nếu thích, nhưng ông chỉ mua một vài chiếc ghế, một tấm nệm và một chiếc đèn hiệu Tiffany. Phần còn lại của ngôi nhà trống rỗng.
Ưu tiên của ông là xây dựng Apple và biến nó thành công ty công nghệ tốt nhất trên thế giới, vì vậy ông đã hoàn toàn từ bỏ sự hưởng lạc và thậm chí cũng không mua một chiếc ghế dài nào cho phòng khách.
Lời kết
Những người thông minh khác với phần còn lại.
Họ có năng lực cao hơn người bình thường, và điều đó khiến họ lựa chọn những kỳ vọng và khả năng cao hơn cho cuộc sống.
Nếu có một bộ não nhanh nhạy như một siêu xe Ferrari, thì việc làm những điều bình thường mọi người đang làm sẽ không có ý nghĩa gì. Tốt hơn hết hãy sử dụng hết khả năng của mình và tiến xa nhất có thể.
Và khi sử dụng tất cả tiềm năng của mình, ta không cần nhiều người vây quanh, ta chỉ cần dành thời gian ở một mình.
Theo Medium
Nhịp sống thị trường