Vì sao nhiều dự án điện gió tại Bạc Liêu chậm tiến độ?
Do khó khăn trong vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng nên nhiều dự án điện gió tại tỉnh Bạc Liêu đang bị chậm tiến độ.
- 25-02-2021Hợp tác 3 trụ cột kinh tế giữa Việt Nam và bang Tây Virginia
- 25-02-2021Đà Nẵng rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ xuống 5-7 ngày nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
- 25-02-2021Trường hợp người lao động được nghỉ hưu trước tuổi kể từ 1/3
- 25-02-2021Bắc Giang đề xuất chuyển sân bay Kép thành sân bay lưỡng dụng
Trong chuyến khảo sát nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng và UBND tỉnh kiến nghị Bộ Quốc phòng cho phép tạm sử dụng cảng Nhà Mát-Bạc Liêu làm cảng trung chuyển thiết bị cho các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, Đại diện Công ty cổ phần Điện gió KoSy - Bạc Liêu, chủ đầu tư dự án Nhà máy Điện gió KoSy - Bạc Liêu giai đoạn 1 và Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu, chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 – giai đoạn 1 đã có kiến nghị lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tạo điều kiện để đơn vị vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng thực hiện dự án đúng tiến độ.
Liên quan đến các kiến nghị của chủ đầu tư tại một số dự án điện gió trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã đề nghị Sở NN&PTNT và Sở GTVT cần sớm đưa ra các phương án khả thi giúp chủ đầu tư vận chuyển vật tư, thiết bị siêu trường, siêu trọng đến công trường.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, hiện nay có 2 dự án đang triển khai thì gặp khó khăn về việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
Cụ thể: Dự án Nhà máy Điện gió KoSy - Bạc Liêu giai đoạn 1 (thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), do Công ty cổ phần Điện gió KoSy - Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 1.598 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 – giai đoạn 1 (thuộc các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình), do Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
Trong đó, dự án Nhà máy Điện gió KoSy đã hoàn thành đường giao thông nội bộ với chiều dài 4,5km, hoàn thành đào khuôn đường cho toàn tuyến, hoàn thành san lấp nền khu vực nhà điều hành, khu vực trạm biến áp nhưng tới nay dự án chưa được UBND tỉnh chấp thuận về phương án vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng trên đường bộ (từ cảng Nhà Mát đến khu vực thi công dự án).
Tuyến đường Giồng Nhãn - Gành Hào tải trọng đường chỉ thiết kế 10 tấn, trọng tải cầu tối đa là 30 tấn, không thể đáp ứng cho vận chuyển thiết bị siêu trường, siệu trọng.
Trong khi đó, đại diện Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu cho biết lý do UBND tỉnh chưa chấp thuận phương án vận chuyển là do cơ sở hạ tầng của tỉnh còn hạn chế, thực tế tuyến đường dự kiến vận chuyển thiết bị: Giồng Nhãn - Gành Hào tải trọng đường chỉ thiết kế 10 tấn, trọng tải cầu tối đa là 30 tấn, nhưng nhà đầu tư kiến nghị cho phép vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng tối thiểu là 60 tấn và tối đa là 160 tấn thì không thể nào đáp ứng được.
Được biết trước đó nhà đầu tư đã phải ký kết hợp tác với Cảng quốc tế Long An để vận chuyển vật tư lắp ráp đối với dự án điện gió Kosy Bạc Liêu vì khu vực các cảng trên sông Tiền, sông Hậu gần Bạc Liêu không đáp năng lực cho tàu trọng tải lớn cập cảng.
Diền đàn doanh nghiệp