Vì sao nhiều Startup không "sống sót" đến sinh nhật lần thứ 2?
Khởi nghiệp chưa bao giờ là con đường dễ dàng. Khi đã quyết định startup, lập nghiệp riêng, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những rủi ro, thử thách đi kèm. Đa số các Startup không "sống sót" được qua năm thứ 2, nguyên nhân không chỉ đến từ nguồn lực tài chính mà yếu tố con người càng quan trọng...
Những sai lầm nhấn chìm Startup của bạn!
Bạn có ý tưởng kinh doanh, bạn quyết định nhảy ra ngoài khởi nghiệp với sự hừng hực khí thế sẽ thành công. Cầm giấy đăng ký kinh doanh trong tay, bạn đã là chủ doanh nghiệp.
Những ngày đầu khởi nghiệp có lẽ là khoảng thời gian nhiệt huyết nhất của bạn. Cả công ty bàn bạc phương án kinh doanh, ai cũng vững tin chờ đợi ngày để được hái quả ngọt. Thất bại thế nào được, ý tưởng kinh doanh hay thế cơ mà.
Nhưng rồi bắt tay vào làm bạn mới thấy chi phí trên giấy vẽ ra khác hoàn toàn với chi phí thực tế. Đổ cả đống tiền nhưng doanh số lẹt đẹt. Nguồn tiền không dồi dào nên kế hoạch được lập ra nhiều khả năng thất bại do dòng tiền bị gián đoạn. Hoá ra muốn khởi nghiệp ý tưởng tốt là chưa đủ, bạn còn phải hiểu về tài chính, quản trị dòng tiền…
Rồi doanh nghiệp mới lập ai cũng kiêm nhiều việc, phân công không rõ ràng, chuyện nhỏ chuyện to đều mang ra bàn bạc nhưng 5 người 10 ý mãi chẳng có được giải pháp cuối cùng.
Cứ tưởng tuyển nhân viên vô công ty, mình là chủ thì họ làm cho mình. Hoá ra, mình đi làm thuê cho họ. Việc giữ chân nhân sự cũng là một trong những "nỗi đau" của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lại vỡ ra bài học ngoài giỏi kinh doanh, giỏi tài chính thì còn phải biết cả kiến thức về Vận hành doanh nghiệp: Truyền thông - Marketing - Sale - Media - Nhân sự.
Khó khăn chồng chất khó khăn, và một ngày cũng không xa lắm, doanh nghiệp non trẻ của bạn chẳng kịp thổi nến để đón mùa sinh nhật thứ 2.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2021, có 78.300 doanh nghiệp thành lập mới nhưng có 59.800 doanh nghiệp phá sản!
Giống như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, Startup cũng gánh chịu những tác động nặng nề từ dịch Covid-19.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các Startup chính là: Do kiến thức cóp nhặt, chắp vá, không có hệ thống bài bản. Hoặc do tự tin thái quá về khả năng của bản thân, tiềm năng thị trường… dẫn đến không lắng nghe, không thay đổi. Hậu quả là đi sai hướng, sau khi quay lại thì những người khác đã đi xa rồi.
Mặc dù vậy, bất chấp việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn lớn tăng mạnh. Điều đó cho thấy những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Và chắc chắn thị trường luôn có nhiều cơ hội nếu như Startup có đủ kiến thức, kỹ năng vận hành doanh nghiệp.
Lời giải cho bài toán sống còn của Startup
Việc xác định và tìm ra giải pháp để tránh những sai lầm trong quản trị là việc sống còn không chỉ mỗi Startup mà bất cứ doanh nghiệp SME nào cũng cần phải làm. Nhưng phải bắt đầu từ đâu? Bằng phương pháp nào? Lộ trình ra sao? Là 3 câu hỏi lớn mà không phải CEO nào cũng có thể trả lời một cách rõ ràng.
Thấu hiểu những nỗi đau của các Startup, nhằm đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt trong thời kỳ nhiều thách thức, công ty Cổ phần Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam đã tổ chức chương trình đào tạo trực tuyến: Vận hành doanh nghiệp Startup.
Chia sẻ trực tiếp trong chương trình là ông Trần Anh Tuấn - Cố vấn kinh doanh tại công ty Cổ phần Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản trị, dẫn dắt các Startup, ông sẽ chia sẻ và chỉ ra các sai lầm chính trong quản trị dẫn tới việc các Startup "sớm nở tối tàn" cũng như các giải pháp đi cùng.
Thông tin đăng ký TẠI ĐÂY (chương trình sẽ giới hạn số lượng người tham gia để bảo đảm thời lượng hỏi đáp và ngưng nhận đăng ký khi đủ).
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0986 77 66 22.