MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao nhiều thương hiệu lớn không lọt danh sách “Thương hiệu quốc gia”?

PV Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại...

Trước luồng dư luận băn khoăn về danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2016 (THQG), PV Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Phó tổng thư ký Chương trình THQG, đơn vị trực tiếp triển khai.

Ngay sau khi danh sách DN có sản phẩm đạt THQG 2016 được công bố, dư luận không khỏi băn khoăn khi một số DN lớn của Việt Nam không có tên. Vậy xin được hỏi tiêu chí, quy trình bình chọn của chương trình như thế nào?

Chương trình THQG bắt đầu tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp từ năm 2008, hai năm một lần. Năm 2016 là đợt tổ chức lựa chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG lần thứ 5. Chương trình được tiến hành khoa học, chặt chẽ và nghiêm túc.

Chương trình THQG Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, THQG thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Bộ Công thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai. Số lượng các doanh nghiệp đạt THQG qua các thời kỳ như sau: 30 DN (2008); 43 DN (năm 2010): 54 DN (năm 2012); 63 DN (năm 2014); 88 DN (năm 2016).

Cụ thể, sau khi nhận đơn đăng ký tham gia từ phía DN, Ban Thư ký Chương trình THQG (Cục Xúc tiến thương mại) tiến hành sàng lọc các hồ sơ đăng ký (gồm 23 biểu mẫu hồ sơ và tài liệu chứng thực) để lựa ra các DN đáp ứng đủ điều kiện được tiếp tục thẩm tra và đánh giá bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Theo đó, các DN này phải đảm bảo có đăng ký sở hữu trí tuệ của sản phẩm, có các cam kết, chứng nhận thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, môi trường, bảo hiểm xã hội đối với người lao động và có chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiếp đến là bước kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký nói trên thông qua các cơ quan chức năng: Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG. Sau khi thỏa mãn hoàn toàn các tiêu chí sàng lọc, Ban Thư ký Chương trình chuyển danh sách các doanh nghiệp dự kiến tới Hội đồng các ban chuyên gia (thành viên thuộc các bộ, ngành và hiệp hội trong hầu hết các lĩnh vực) chấm điểm hồ sơ. Sau đó, Ban Thư ký tổ chức các đoàn thẩm định trực tiếp các DN tại TP.HCM, Hà Nội và các địa phương trên toàn quốc. Kết quả sẽ được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Xúc tiến thương mại để tham khảo rộng rãi ý kiến công luận về các sản phẩm dự kiến đạt thương hiệu quốc gia.

Cuối cùng là bước tổng hợp kết quả đánh giá chấm điểm từ thành viên Hội đồng các ban chuyên gia, kết quả thẩm định thực tế, ý kiến thống nhất từ đa số các thành viên Hội đồng THQG (thành viên gồm lãnh đạo các bộ/ngành). Ban Thư ký lập danh sách các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đủ điều kiện đạt THQG để trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, ra quyết định công nhận.

Theo Hoàng Ngân (thực hiện)

Báo Giao thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên