Vì sao những người có vẻ ngoài hấp dẫn thường được gắn mác tài giỏi, tử tế?
Các nhà khoa học đã nhận diện vô số cách mà chúng ta đánh giá con người dựa vào vẻ bề ngoài của họ, kể cả khi những đánh giá đó trên thực tế chẳng có cơ sở nào cả.
Alexander Todorov, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Princeton cho biết: “Chúng ta vô thức hình thành những ấn tượng khi nhìn thấy một người, và không làm cách nào từ bỏ thói quen này được.”
Ông cảnh báo rằng những ấn tượng này là cực kỳ không chính xác. Con người có nhiều thành kiến và thiên kiến dựa vào ấn tượng chủ quan. Tuy nhiên, Todorov vẫn cho rằng cần phải hiểu rõ nét tâm lý này của con người, nếu muốn tìm cách cải thiện và sửa đổi.
Dưới đây là một số kết quả đáng chú ý từ nghiên cứu của Todorov và một số nhà khoa học khác.
Chúng ta thường cho rằng những người có vẻ ngoài hấp dẫn thường cũng mang nhiều phẩm chất tích cực, và coi họ là những người tài giỏi, thông minh, đáng tin cậy hơn, v.v.
Trong khi đó, ta lại thường gắn những người có gương mặt trẻ trung (như trẻ con) với sự yếu đuối về thể chất, ngây thơ, dễ bảo, trung thực, tốt bụng và nhiệt tình. Đặc điểm của khuôn mặt này là mắt khá to, gương mặt tròn hơn, tỉ lệ giữa hộp sọ với cằm lớn hơn.
Và thường thì phụ nữ sở hữu nhiều nét đặc trưng của gương mặt trẻ con hơn so với nam giới.
Gương mặt trung tính thường giống với cách thể hiện các cảm xúc. Gương mặt giận dữ thường được coi là khó ưa và không đáng tin cậy, mạnh mẽ, mang tính thù địch và đe dọa, trong khi những phẩm chất ngược lại được gắn với gương mặt vui vẻ.
Các đặc điểm được nhận định và mô hình hóa trong nghiên cứu của Todorov được thực hiện bằng cách yêu cầu các sinh viên đánh giá các gương mặt được máy tính tạo ra. Để tránh đi sâu vào vấn đề chủng tộc, nghiên cứu này chỉ sử dụng các gương mặt da trắng mà thôi.
Năng lực của một người được đánh giá cao dần từ trái qua phải trong số những gương mặt dưới đây. Các đặc điểm liên quan gồm có da sẫm hơn (trong trường hợp này là một yếu tố giới tính chứ không phải chủng tộc) và sự hấp dẫn.
Ưu thế được đánh giá cao dần từ trái qua phải. Các đặc điểm liên quan gồm có da sẫm hơn và các nét nam tính trên khuôn mặt.
Sự hướng ngoại được đánh giá cao dần từ trái qua phải. Các đặc điểm liên quan gồm có bề rộng gương mặt và nét hao hao giống như đang cười.
Sự khả ái cũng tăng dần từ trái qua phải. Các đặc điểm liên quan gồm có sự hấp dẫn và nét hao hao giống như đang cười.
Sự đe dọa được đánh giá tăng dần từ trái qua phải. Các đặc điểm liên quan gồm có các nét nam tính trên khuôn mặt và nét hao hao giống như đang giận dữ.
Đánh giá về độ tin cậy tăng dần từ trái sang phải. Các đặc điểm liên quan gồm có các nét nữ tính và nét hao hao giống như đang cười.
Bạn có thể xem một gương mặt có thể được biến đổi bằng kỹ thuật số để trông ít nhiều nhạy cảm, hướng ngoại, v.v. trong các bức ảnh dưới đây từ một nghiên cứu của Mirella Walker và Thomas Vetter ở Đại học Basel.
Một loại thiên kiến về khuôn mặt nữa là: Gương mặt đặc trưng có nhiều nét đặc trưng hơn thì được coi là đáng tin cậy hơn. Thiên hướng này góp phần gây ra tâm lý phân biệt chủng tộc và tính bài ngoại.
Người ta cũng có thiện cảm hơn với những gương mặt giống của mình. Hiện tượng này được thử nghiệm bằng cách cho nhiều người đánh giá độ tin cậy của các gương mặt được biến đổi có chứa các tỷ lệ phần trăm biến đổi khác nhau so với khuôn mặt của chính họ.
Điều đáng ngại là, người ta cũng đánh giá khả năng phạm tội và sự ăn năn hối lỗi của một người dựa vào khuôn mặt, theo nhận định của Todorov và Walker. Khả năng phạm tội được đánh giá tăng dần từ trái qua phải ở 2 hàng trên (A và B); tính hối cải cũng có chiều hướng tương tự nhưng nằm ở 2 hàng dưới (C và D).
Nghiên cứu cũng cho thấy thiên kiến về khuôn mặt ảnh hưởng đến đối tượng mà chúng ta bỏ phiếu, hẹn hò, tuyển dụng, truy tố, kết án, v.v.
Thiên kiến dựa trên vẻ bề ngoài có gì sai?
Mặc dù khuôn mặt có thể cung cấp một số dấu hiệu về hành vi, Todorov vẫn cho rằng người ta có xu hướng tưởng tượng ra những điều sai lầm hoặc cường điệu những ấn tượng mà mình có về một người, khi đó sẽ tốt hơn nếu họ tham khảo các thông tin khác nữa.
Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa hình thái khuôn mặt và hành vi có thể chỉ là kết quả của các thiên kiến xã hội, trong đó người ta cư xử theo một cách nào đó vì ta trông đợi họ cư xử như vậy, và những thiên kiến về khuôn mặt chỉ củng cố cho những hình mẫu đó mà thôi.
Trí thức trẻ