MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao QR code chỉ bùng nổ ở Trung Quốc và Nhật Bản?

15-11-2017 - 19:09 PM | Tài chính quốc tế

Các mã quét được trở nên phổ biến ở Nhật từ những năm 2002, khi mà việc truy cập internet từ điện thoại di động vẫn còn rất hạn chế.

Mã Quick Response (QR code) là các mã màu đen-trắng thể hiện dữ liệu dáng lưới, chỉ máy tính có thể giải mã được. Chúng đại diện một liên kết hoặc một đoạn văn bản, có thể đọc bằng cách quét mã, ví dụ như có thể quét bằng điện thoại di động mà không cần kết nối internet. Những mã này thường thấy được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản và Trung Quốc, nơi mà tổng giá trị thanh toán trên thiết bị di động bằng mã QR được ước tính lên tới 1.650 tỷ USD trong năm 2016.

Tuy nhiên, mã QR ít phổ biến hơn ở Bắc Mỹ và châu Âu mặc dù chúng đã xuất hiện trên các thẻ lên tàu bay hay trong các ứng dụng của Starbucks và Walmart. Tại sao lại có sự chênh lệch này?

Các mã quét được trở nên phổ biến ở Nhật từ những năm 2002, khi mà việc truy cập internet từ điện thoại di động vẫn còn rất hạn chế. Các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và nhà sản xuất thiết bị cầm tay đã hợp tác để biến mã QR trở nên phổ biến, như một cách để chia sẻ thông tin với khách hàng. Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu lĩnh vực này cho đến gần đây, khi việc sử dụng mã QR bùng nổ tại Trung Quốc.

Hai nền tảng thanh toán điện tử của Trung Quốc có tên WeChat và Alipay của Alibaba cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán “không tiếp xúc” bằng cách quét mã. Khách hàng có thể quét mã QR của người bán hàng hoặc người bán hàng có thẻ quét mã tài khoản của khách hàng. Điều này cho phép điện thoại di động không có công nghệ kết nối không dây tầm ngắn (NFC – công nghệ được tích hợp trong những chiếc điện thoại mẫu mới của Apple và Android) có thể thực hiện thanh toán phi tiếp xúc. Trong khi Apple Pay và Android Pay đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Âu, các công nghệ hỗ trợ việc thanh toán qua các ứng dụng này là quá đắt đỏ với những cửa hàng ở các nước nghèo.

Mã QR có thể sớm vượt ra ngoài khỏi khu vực Đông Á. Phản ứng trước sự phổ biến của việc dùng mã QR tại Trung Quốc, Apple đã nâng cấp ứng dụng camera trong hệ điều hành iOS 11 mới nhất của hãng. Giờ đây nó sẽ tự động nhận dạng mã QR mã hóa các liên kết web, vị trí bản đồ, thẻ liên lạc và các dữ liệu khác.

Apple thậm chí còn không phải người đầu tiên bắt kịp xu hướng này tại Châu Á. Các nhà sản xuất điện thoại khác (đặc biệt là Motorola) đã bổ sung công nghệ nhận dạng mã QR vào máy ảnh điện thoại, đồng thời một số ứng dụng cũng bổ sung tính năng nhận diện mã QR. WhatsApp cho phép người dùng xác nhận danh tính của một liên lạc mới với mã QR; một số ứng dụng chia sẻ xe đạp thế hệ mới không cần trạm trung chuyển và cho phép người lái xe quét mã QR để mở khóa xe đạp. Việc Apple cho người dùng nâng cấp phần mềm miễn phí đồng nghĩa với mã QR có thể tiếp cận được hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới.

Sự quan tâm đến mã QR càng tăng lên nhanh chóng sau khi Apple cho ra mắt Shopify – một công ty phần mềm thương mại điện tử đã phát hành công cụ để tạo ra những mã QR mà khách hàng có thể gắn vào các sản phẩm, quảng cáo và trong các cửa hàng.

Mã QR đang dần trở nên thông dụng, nhưng chúng phải không bị giới hạn trong các công ty công nghệ và các công ty quảng cáo. Danh thiếp, tờ rơi, áp phích, tất cả đều có thể sử dụng để nhiều người biết đến mã QR. Tuy nhiên, để đạt được một bước đột phá thực sự, các nhà quảng cáo truyền hình và tạp chí sẽ phải sử dụng mã QR một cách bài bản hơn.

Diệu Nguyễn

Economist

Trở lên trên