Vì sao suốt 80 năm không ai dám đào mỏ vàng có trữ lượng lớn bậc nhất thế giới? Kho báu 4.500 tấn vàng nằm im dưới đất khiến nước Nga “đau đầu”
Được gọi là “mỏ vàng giàu nhất thế giới” nhưng nguồn tài nguyên dồi dào này quá khó để khai thác.
- 09-04-2024Bí ẩn 1.600 tấn vàng nằm dưới đáy hồ nước ngọt sâu nhất thế giới: Tại sao hơn 100 năm chưa có ai trục vớt?
- 08-04-2024Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông
- 03-04-2024Khoan ngẫu nhiên xuống đất, phát hiện mỏ vàng dài 125km chứa 200 tấn vàng nhờ công nghệ cao: Khám phá được dự đoán có thể tác động giá vàng toàn thế giới
Mỏ vàng Kubol ở miền đông nước Nga là một trong những mỏ vàng có hàm lượng vàng cao nhất thế giới, ước tính trữ lượng khoáng sản lên tới 4.500 tấn. Nó từ lâu được mệnh danh là “mỏ vàng giàu nhất thế giới”.
Tuy nhiên, bất chấp nguồn tài nguyên vàng dồi dào ở đây, mỏ vàng Kubol vẫn không được khai thác thành công sau hơn 80 năm kể từ khi được phát hiện.
Người Nga đã phát hiện ra sự tồn tại của mỏ vàng này ngay từ những năm 1940 và toàn bộ khu vực này cũng chứa đầy các mỏ vàng.
Thế nhưng, việc khai thác “kho báu khổng lồ” này lại vô cùng khó khăn và vẫn chưa thể giải quyết hoàn toàn, ngay cả khi hiện tại đã có nhiều công nghệ mới hỗ trợ. Dù rất muốn nhưng người ta vẫn chưa thể tận dụng được nguồn tài nguyên tự nhiên này vì nhiều lý do.
Vị trí địa lý quá khắc nghiệt
Hơn 10 năm trước, Chính phủ Nga đã cử người xây dựng con đường dẫn đến Mỏ vàng Kubol, đồng thời chi số tiền khổng lồ để bắt đầu xây dựng khu dân cư gần mỏ vàng và đưa ra các chính sách phúc lợi hậu hĩnh để thu hút nhiều công nhân đến khai thác mỏ vàng.
Các biện pháp của chính quyền ban đầu đã có tác dụng nhất định. Nhiều người đã lặn lội đường xá xa xôi để chuyển đến Kubol - một vùng băng tuyết lạnh giá để sinh sống và làm việc. Nhiệt độ thấp nhất ở đây có thể xuống âm 50 độ C. Việc khai thác khoáng sản trong môi trường nhiệt độ cực thấp như vậy là vô cùng khó khăn.
Ngoài ra, môi trường địa lý xung quanh mỏ vàng rất phức tạp, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại bất tiện, cách thành phố gần nhất 200 km khiến các phương tiện thông thường không thể tiếp cận. Mỗi mùa đông, con đường duy nhất dẫn đến mỏ vàng Kubol sẽ bị băng tuyết chặn lại. Thế nên chỉ sau một thời gian, cuộc sống và việc khai thác mỏ gặp quá nhiều khó khăn nên số công nhân giảm đi rõ rệt.
Giữa vùng đất khắp nơi đều là những tảng băng, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đến mức hầu hết sinh vật đều khó có thể tồn tại chứ đừng nói đến con người.
Điều kiện làm việc khó khăn
Một vấn đề khác là do ở vùng vĩ độ cao nên đêm ở đây rất dài. Ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào mỏ vàng rất khan hiếm nên thời gian làm việc rất hạn chế.
Sau nhiều năm mưa lũ, lớp đá bên trong mỏ đã trở nên cứng đến mức ngay cả máy khoan điện cũng không thể xuyên thủng được. Trong quá trình khai thác được mỏ vàng này, các dụng cụ cũng bị hư hỏng rất nhiều. Hơn nữa, đường đi lại khó khăn nên các dụng cụ, máy móc được máy bay mang đến rất hạn chế nên công việc khai thác được tiến hành rất chậm.
Có thể nói, môi trường và điều kiện làm việc của các công nhân mỏ vô cùng tồi tệ. Người lao động phải làm việc liên tục 12 tiếng mỗi ngày, ngay cả khi trong bóng tối. Nhiều người đã gặp các vấn đề về thể chất và phải bỏ cuộc. Ngoài ra, công việc khai thác mỏ vàng còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu oxy, nổ hầm,... nên số người dám dũng cảm làm việc tại Kubol ngày càng ít.
Trên thực tế, trên thế giới có rất nhiều mỏ như mỏ vàng Kubol không thể hoặc khó khai thác do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên 4.5000 tấn vàng không thể bị lãng phí một cách vô ích. Chính phủ Nga vẫn đang tích cực nghĩ ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm phá vỡ những khó khăn ở mỏ vàng Kubol. Hiện tại, giải pháp được trông đợi là các cải tiến công nghệ, dùng máy móc, robot để khai thác vàng thay cho con người.
Nhịp sống thị trường