Bí ẩn 1.600 tấn vàng nằm dưới đáy hồ nước ngọt sâu nhất thế giới: Tại sao hơn 100 năm chưa có ai trục vớt?
Kho báu 1.600 tấn vàng được cho là vẫn nằm yên dưới đáy hồ Baikal hàng trăm năm nay.
- 01-04-2024Vì sao lại nói nửa đêm không được nhìn đồng hồ, không uống nước? Bác sĩ: “Không phải mê tín, có lý đấy”
- 27-03-2024Trên thế giới có 3 cánh cửa "không thể mở được", ngay cả khi biết chứa kho báu vô tận đằng sau, nguyên nhân vì sao?
- 26-03-2024Vì sao một số người tử vong mà đôi mắt vẫn mở, nhất là người đột tử? Khoa học có thể giải thích được bí ẩn này
Hồ Baikal nằm ở phía đông Siberia của nước Nga là một trong những hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới. Theo giới khoa học, Baikal được hình thành từ khoảng 30 triệu năm trước. Thay vì bị “bùn hóa” hay biến thành đầm lầy sau khi “sống” được 10.000 - 14.000 năm như những hồ nước khác, Baikal vẫn nguyên vẹn với tư cách là một hồ nước khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ.
Theo người Yakut, tên Baikal có nghĩa là "hồ giàu có nhất" hay theo ý nghĩa và âm tiết của tiếng Arab, nó còn có nghĩa là “biển hồ vô vàn giọt nước mắt”. Không chỉ nổi tiếng là chốn thiên đường với cảnh sắc hùng vĩ, nguyên sơ, hồ Baikal còn gắn liền với những câu chuyện bí ẩn bậc nhất thế giới, kích thích sự tò mò của rất nhiều “vị khách không mời mà đến”.
Câu chuyện này kể rằng năm 1917, Đế quốc Nga rơi vào cuộc nội chiến giữa những người ủng hộ chế độ Nga hoàng (Bạch vệ) và những người ủng hộ chế độ mới (Hồng quân). Lúc này, kho dự trữ vàng của Sa Hoàng Nicholas II được chuyển từ trung tâm thủ đô đến tận Siberia nhưng trên đường qua hồ Baikal đã bị chìm xuống đáy hồ vì đụng độ phải những kẻ truy đuổi.
Cho đến nay, tính xác thực của câu chuyện này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nếu câu chuyện này là sự thật thì tại sao đến nay vẫn chưa có ai dám trục vớt số vàng này?
Trên thực tế, đã có rất nhiều người nhòm ngó đến số tài sản khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Các chuyên gia cho rằng không phải họ không muốn trục vớt mà là không dám thực hiện bởi nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hồ. Theo các chuyên gia, hồ Baikal có diện tích bề mặt rộng 31.700 km2, là hồ rộng thứ 7 trên thế giới. Điểm sâu nhất của hồ này có thể lên tới 1.700m và tổng dung tích của hồ vượt quá 2,36 tỷ m3. Không những thế, vị trí của hồ Baikal còn nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn, nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất có cường độ cao, gây khó khăn và nguy hiểm cho công tác nghiên cứu và dò tìm.
Điều này dẫn tới những thách thức tiếp theo cũng là nguyên nhân thứ hai “cản trở” các cuộc trục vớt xảy ra, đó là cần công nghệ tối tân để tham gia vào việc dò tìm và “thu hoạch” vàng. Hơn nữa, khi mà câu chuyện về 1.600 tấn vàng vẫn là một ẩn số thì việc tìm vàng dưới lòng hồ Baikal được xem là thương vụ “được ăn cả ngã về không”. Do đó, hiếm có đơn vị cá nhân nào dám đánh cược tiền bạc và sức người của mình để đầu tư cho một thương vụ mà xác suất thành công của nó gần như là con số 0 như vậy.
Nguyên nhân thứ 3 là do hồ Baikal rộng lớn còn là nơi sinh sống của số lượng lớn sinh vật thủy sinh quý hiếm và có giá trị nghiên cứu khoa học quan trọng. Việc dò tìm và trục vớt vàng chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường sống của những sinh vật này, từ đó ảnh hưởng đến cả chuỗi sinh học tự nhiên. Do đó, những hành động được cho là xâm hại tới hồ Baikal và những sinh vật sống ở đây cũng đã bị chính quyền Nga ngăn cấm.
Vì những nguyên nhân kể trên mà cho đến nay, bí ẩn về 1.600 tấn vàng dưới hồ Baikal vẫn chưa được giải mã. Có lẽ một ngày nào đó với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cuối cùng sự thật đằng sau kho báu khổng lồ này cũng sẽ được đưa ra ánh sáng.
(Theo Toutiao)