Vì sao một số người tử vong mà đôi mắt vẫn mở, nhất là người đột tử? Khoa học có thể giải thích được bí ẩn này
“Chết không nhắm mắt" là hiện tượng gây sợ hãi nhưng đến nay, khoa học đã có lời giải cho điều này.
- 25-03-2024Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không? Khoa học có câu trả lời gây bất ngờ
- 23-03-2024Tại sao con người thường rơi nước mắt trước khi qua đời: Chính xác thì họ đã nhìn thấy gì? Khoa học cuối cùng đã có câu trả lời
- 12-01-202499% người được hỏi trả lời sai: Thứ gì chiếm chỉ 1% cơ thể người nhưng vô cùng quan trọng?
Trong các nền văn hóa truyền thống khác nhau, người ta thường tin rằng con người nên nhắm mắt sau khi chết. Khi một ai đó "chết không nhắm mắt" thì thường gắn liền với một ý nghĩa đặc biệt nào đó, chủ yếu ngụ ý rằng người đó chết vì sợ hãi, chết trong một cách không dễ dàng hoặc có những điều lo lắng hay mong muốn chưa được thực hiện.
Rõ ràng, những suy luận này từ góc độ y học thì không có cơ sở.
Một số người “chết không nhắm mắt" thực ra là hiện tượng tự nhiên. Người ta thường quan niệm mở mắt là một hành vi chủ động, còn nhắm mắt là thụ động nên cho rằng nhắm mắt sau khi chết là một “trạng thái tự nhiên” và là điều đương nhiên. Thực chất, dù mắt mở hay nhắm thì đó cũng là một quá trình vận động chủ động của các cơ xương dưới sự điều khiển của dây thần kinh. Mắt của chúng ta là một công cụ quang học chính xác, chuyển động của nhãn cầu cũng rất tinh vi, được điều khiển bởi 6 cơ ngoại nhãn dưới sự chi phối của nhiều dây thần kinh sọ.
Nói một cách tương đối, việc mở và đóng các khe mắt (còn gọi là mở và nhắm mắt) tương đối đơn giản, chủ yếu thông qua dây thần kinh sọ số VII (tức là dây thần kinh mặt), dây thần kinh sọ não III (tức là dây thần kinh vận nhãn) và các sợi thần kinh giao cảm. Các cơ liên quan chủ yếu là cơ vòng mắt, được chi phối bởi dây thần kinh mặt và là cơ chính chịu trách nhiệm cho việc nhắm mắt. Cơ nâng mí mắt trên được chi phối bởi dây thần kinh vận nhãn có nhiệm vụ nâng mí mắt trên và mở mí mắt.
Việc con người qua đời được đánh dấu bằng tình trạng ngừng tim và ngừng hô hấp, do mô não nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu oxy nên các dây thần kinh sẽ mất ngay chức năng. Biểu hiện nổi bật nhất là các cơ trên toàn cơ thể ngay lập tức rơi vào trạng thái trì hoãn hoàn toàn và vĩnh viễn, hay còn gọi là trạng thái "mềm nhũn" sơ cấp trong y học.
Ở mắt, biểu hiện chủ yếu là giãn đồng tử, các dây thần kinh điều khiển cơ vòng mắt và cơ nâng mí mắt trên bị tê liệt, mắt mất khả năng chủ động tiếp tục cử động đóng mở, dây thần kinh giao cảm bị tê liệt, mi mắt cũng mất đi độ căng, mí mắt trên sẽ xuất hiện trong tình trạng sụp xuống. Vì vậy, nhìn chung, sau khi chết, về lý thuyết, mí mắt mất đi độ căng nên tất yếu sẽ sụp xuống một cách tự nhiên nhưng không phải bắt buộc sẽ hoàn toàn nhắm lại. Ai đang mở mắt vẫn sẽ tiếp tục mở mắt, ai đã nhắm mắt thì sẽ nhắm mắt khi chết. Vậy nên nhiều người rơi vào trường hợp tử vong đột ngột vẫn sẽ mở mắt như trạng thái trước đó. Một số người sẽ chỉ cụp mí mắt xuống hờ kiểu nửa mở nửa khép. Khi nhìn thấy tình trạng này, chúng ta chỉ cần dùng tay vuốt nhẹ mí mắt của người vừa qua đời, các cơ mềm ra sẽ dần khép lại.
Tóm lại, mắt có thể mở hoặc nhắm sau khi qua đời, phần lớn là ngẫu nhiên và phản ánh trạng thái chuyển động của cơ mí mắt tại thời điểm não dừng hoạt động. “Chết không nhắm mắt” là hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng trong đời thực thường bị gán cho nó một màu sắc huyền bí. Nhắm mắt hay không nhắm mắt sau khi chết không có ý nghĩa phi y học, không phải là dấu hiệu của sự hoảng sợ cũng không phải là biểu hiện của sự hối tiếc vì những mong muốn chưa được thực hiện.