Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không? Khoa học có câu trả lời gây bất ngờ
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.
- 24-03-2024Chuyện lạ có thật: ''Vua giả trí châu Á'' qua đời năm 2014, hưởng thọ 107 tuổi, có 4 người con nhưng không ai muốn thừa kế gia tài 68.000 tỷ và CÁI TÊN LẠ trong bản di chúc
- 23-03-2024Tại sao con người thường rơi nước mắt trước khi qua đời: Chính xác thì họ đã nhìn thấy gì? Khoa học cuối cùng đã có câu trả lời
- 15-03-2024Bác cả bị tật nguyền, anh em đùn đẩy, bố chồng tôi nhận nuôi suốt 30 không than 1 lời: khi qua đời, bác để lại mảnh giấy khiến ai cũng ngỡ ngàng
Một nghiên cứu công bố năm 2020 trên tạp chí Scientific Reports của ĐH British Columbia (Canada) đã tìm ra giác quan cuối cùng hoạt động trước khi con người qua đời. Các nhà khoa học đã đo đo hoạt động điện trong não thông qua điện não đồ của những bệnh nhân còn khá khỏe mạnh (nhóm 1), bệnh nhân đang trong giai đoạn sức khỏe yếu nhưng vẫn có thể phản ứng (nhóm 2) và những bệnh nhân không còn phản ứng lúc cuối đời (nhóm 3).
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017. Mỗi bệnh nhân được đội một chiếc mũ có 64 điện cực, nghe 2 loại bài hát 5 nốt, 1 kiểu bài chỉ có 5 nốt lặp lại trong khi phiên bản thứ 2 có những thay đổi về âm sắc hoặc các kiểu âm khác nhau. Những bệnh nhân khỏe mạnh được yêu cầu đếm số lượng bài hát khác nhau. Với nhóm bệnh nhân thứ 3, các nhà khoa học đã tìm thấy tín hiệu não tiếp nhận âm thanh khi sắp qua đời.
Nghiên cứu đã phát hiện ra: Thính giác là giác quan cuối cùng hoạt động trước khi con người qua đời. Ngay cả khi nhận thức về âm thanh không thể được truyền đạt do mất phản ứng vận động, giá trị của các tương tác bằng lời nói vẫn có thể đo lường được và mang tính tích cực. Bệnh nhân có vẻ được an ủi bởi âm thanh của những người thân của họ.
Tác giả chính của nghiên cứu Elizabeth Blundon, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tâm lý học tại thời điểm nghiên cứu, cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy bộ não của người sắp mất có thể phản ứng với âm thanh, ngay cả trong trạng thái vô thức, cho đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời".
Tác giả Elizabeth Blundon nhận định vẫn cần nghiên cứu thêm để biết liệu bệnh nhân có thể hiểu âm thanh họ tiếp nhận trong giai đoạn này hay không. Nhà khoa học này cho biết thêm, trước đó từng có nghiên cứu của châu Âu về thính giác ở những bệnh nhân bị chấn thương sọ não không còn phản ứng vận động nhưng vẫn có phản ứng với âm thanh. Nhóm của Blundon đã áp dụng một mô hình tương tự từ nghiên cứu này vào nghiên cứu của ĐH British Columbia.
Từ lâu, nhiều người nhà bệnh nhân và các nhân viên y tế như bác sĩ, y tá từ lâu đã báo cáo rằng những bệnh nhân trong thời điểm cận kề cái chết thường sẽ phát ra âm thanh nhỏ hoặc cử động nhẹ trên khuôn mặt khi họ nghe thấy một giọng nói quen thuộc. Tuy nhiên phải đến nghiên cứu thực nghiệm của ĐH British Columbia, bí ẩn về giác quan cuối cùng còn hoạt động của một người trước khi qua đời mới được sáng tỏ.
Tiến sĩ Romayne Gallagher, bác sĩ tại St. John Hospice, nơi hoàn thành một phần của nghiên cứu, cho biết trong suốt 30 năm làm nghề, bà nhận thấy bệnh nhân sẽ phản ứng tích cực khi họ nghe thấy giọng nói của người thân, thậm chí trên điện thoại. "Tôi tin rằng họ có thể tiếp nhận thông tin ngay cả khi không mở mắt hay trả lời", Tiến sĩ này nói.
Người thân gia đình cũng cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với người bệnh, ngay cả khi không nhận lại phản hồi."Rất nhiều người sợ hãi khoảng thời gian này và không biết làm gì khi nghe tin người thân của họ sắp mất. Khi đó tôi thường nói với họ rằng hãy trò chuyện với bệnh nhân, chơi bản nhạc người bệnh thích. Chúng tôi luôn khuyến khích mọi người nói ra hết những gì họ cần nói. Đó không chỉ là sự an ủi với người sắp qua đời mà các thành viên trong gia đình cũng cảm thấy thoải mái hơn khi nói được lời tạm biệt ", Romayne Gallagher chia sẻ.
Theo ScienceDaily, CBC