MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Trung Quốc đưa ra quyết định tiền tệ ngược dòng thế giới?

16-08-2022 - 08:52 AM | Tài chính quốc tế

Vì sao Trung Quốc đưa ra quyết định tiền tệ ngược dòng thế giới?

Quyết định hạ lãi suất chủ chốt mới nhất từ phía Trung Quốc không khỏi tạo ra thêm mối lo về tăng trưởng kinh tế nước này nói riêng và toàn cầu nói chung.

Quyết định hạ lãi suất chủ chốt mới nhất từ phía Trung Quốc không khỏi tạo ra thêm mối lo về tăng trưởng kinh tế nước này nói riêng và toàn cầu nói chung.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây đã hạ lãi suất cơ bản khi mà các số liệu mới công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng trước bởi các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19 gây ra nhiều ảnh hưởng, cùng lúc đó, thị trường bất động sản Trung Quốc ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng hơn.

PBOC hạ lãi suất chủ chốt từ 2,1% xuống 2%, lãi suất này được tính toán trong các kênh bơm thanh khoản ngắn hạn cho ngân hàng. PBOC đồng thời hạ lãi suất với kênh cho vay thời hạn 1 năm từ 2,85% xuống 2,75% nhằm đảm bảo thanh khoản hợp lý và ổn định trong hệ thống ngân hàng.

Đây là lần đầu tiên từ tháng 1/2022, PBOC đưa ra các quyết định giảm lãi suất.

Động thái mới nhất của PBOC không khỏi khiến cho nhà đầu tư ngạc nhiên. Trước đây, PBOC đã từng ngại ngần hạ lãi suất bởi lo lắng về khả năng nợ tăng cao, lạm phát tiêu dùng tăng cũng như gây ra áp lực suy giảm lên đồng nhân dân tệ dù rằng kinh tế chững lại trong quý 2/2022.

“PBOC dường như đã quyết định rằng giờ đây sẽ cần phải có vấn đề cấp bách hơn cần phải giải quyết: số liệu mới nhất cho thấy động lực tăng trưởng kinh tế tháng 7/2022 suy giảm, tăng trưởng tín dụng đi xuống, như vậy kinh tế đã kém phản ứng với việc nới lỏng chính sách hơn so với những thời kỳ kinh tế đi xuống trước đây”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics – ông Julian Evans-Pritchard phân tích.

Giới chuyên gia trong khi đó nhìn nhận những dấu hiệu bi quan từ quyết định chính sách mới nhất của Trung Quốc, theo khẳng định của các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức ING trong nghiên cứu được công bố cùng ngày.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc mất điểm trong phiên ngày thứ Hai, chỉ số Hang Seng trên thị trường Hồng Kông giảm 0,7% chỉ số Shanghai Composite cũng hạ nhẹ. Đồng nhân dân tệ trong khi đó suy yếu so với đồng USD.

Các số liệu kinh tế Trung Quốc tháng 7/2022 công bố cho thấy thông tin bi quan hơn so với kỳ vọng.

Doanh số bán lẻ tháng 7/2022 tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, chững lại đáng kể so với mức tăng trưởng 3,1% của tháng 6/2022, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố. Mức tăng trưởng doanh số bán lẻ như vậy thấp hơn nhiều so với con số 5% theo tính toán của các chuyên gia. Sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 tăng trưởng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với con số tăng trưởng 3,9% của tháng 6/2022. Đồng thời mức tăng trưởng này cũng thấp hơn so với mức tăng 4,6% của thị trường.

Thị trường bất động sản cũng suy giảm nhiều hơn. Đầu tư bất động sản trong 7 tháng đầu năm nay giảm 6,4%, mức sụt giảm cao hơn đáng kể so với mức giảm 5,4% trong nửa đầu năm 2022. Cùng lúc, giá nhà mới tại hơn 70 thành phố của Trung Quốc trong tháng 7/2022 giảm đến tháng thứ 11 liên tiếp.

“Số liệu mới công bố tháng 7/2022 cho thấy quá trình phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 mất đà bởi việc nhiều người mua nhà tẩy chay không trả tiền thế chấp không khỏi ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực bất động sản”, chuyên gia thuộc Capital Economics – ông Evans-Pritchard phân tích.

Số liệu từ ngành năng lượng Trung Quốc cũng thực sự gây thất vọng khi mà sản lượng dầu sản xuất ra giảm xuống mức 12,52 triệu thùng/ngày – thấp nhất tính từ tháng 3/2020 và thấp hơn 8,8% do tình trạng đóng cửa tại nhiều nhà máy lọc dầu nhà nước Trung Quốc ví như Sinopec hay PetroChina. Ngoài ra cũng cần phải nói đến một số biện pháp thuế quan mà chính phủ Trung Quốc chuẩn bị áp dụng với các doanh nghiệp lọc dầu tư nhân.

Trung Quốc nhập khẩu hơn nửa lượng dầu mà nước này tiêu thụ, chủ yếu từ các nguồn Saudi Arabia, Nga, Iraq và Oman.

Theo Trung Mến

Nhịp sống kinh doanh

Trở lên trên