MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao tưởng chừng có nhiều nét tương đồng và là hàng xóm của nhau nhưng Nhật Bản lại đang xung đột với Hàn Quốc?

22-07-2019 - 09:03 AM | Tài chính quốc tế

Việc "vắng bóng" sự giao thương, đầu tư và di cư giữa hai quốc gia đã tạo nên một mối quan hệ vô cùng lạnh nhạt.

Đối với người ngoài, có vẻ như sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Nhật BảnHàn Quốc đã trở nên rất rõ ràng, dù hai nước này có khá nhiều điểm tương đồng: cả hai đều là các quốc gia Đông Bắc Á có quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với Mỹ; đều mạnh về xuất khẩu các mặt hàng điện tử, xe hơi và các sản phẩm văn hóa; đều ưa chuộng hải sản và thịt bò.

Nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ sau chiến tranh đã mang lại cho nhân dân Nhật Bản sự giàu có vượt bậc, tuy nhiên, sự trì trệ của quốc gia này trong những thập kỷ gần đây đã khiến hai nước ở mức tương đương về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người: 40.479 USD đối với Hàn Quốc so với 43.349 USD của Nhật Bản.

Vì sao tưởng chừng có nhiều nét tương đồng và là hàng xóm của nhau nhưng Nhật Bản lại đang xung đột với Hàn Quốc? - Ảnh 1.

GDP của Nhật Bản và Hàn Quốc đang có sự thu hẹp dần về khoảng cách (Nguồn: Bloomberg)

Bất chấp các đặc điểm trên, không có một sợi dây vững chắc nào ràng buộc hai quốc gia này. Tranh chấp về việc bồi thường cho phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm gái mại dâm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản hiện đang ảnh hưởng mạnh đến doanh số hãng quần áo Fast Retailing của Nhật Bản tại Hàn Quốc. Chính phủ ở Tokyo đã có động thái nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên liệu đặc biệt cho các đại gia công nghệ Hàn Quốc.

So sánh mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc với mối quan hệ của các nước châu Âu, hoặc các thành viên của Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ, hoặc thậm chí là "những người hàng xóm không thân thiện" như Argentina và Brazil, bạn có thể bị nhầm lẫn rằng hai quốc gia này đang trong một cuộc chiến tranh lạnh.

Chỉ 7,5% trong 1,07 nghìn tỷ USD giá trị thương mại song phương của Hàn Quốc là với Nhật Bản, biến Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành những đối tác quan trọng hơn. Thậm chí về phía Nhật Bản, thương mại song phương với Hàn Quốc chỉ đạt 80 tỷ USD, chiếm 5,8% trong tổng số 1,38 nghìn tỷ đô la.

Điều đó dường như đi ngược lại với lý thuyết kinh tế. Lý thuyết thương mại dự đoán rằng thương mại giữa hai quốc gia phần lớn là kết quả của GDP tương ứng cùng với khoảng cách vật lý giữa chúng. Hai nền kinh tế lớn và liền kề phải có sự giắn bó khá chặt chẽ. Tuy nhiên điều đó không phải là những gì mà xảy ra ở Nhật Bản: xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc ít hơn nhiều so với dự đoán, và phía Hàn Quốc cũng tương tự.

Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài phác họa một bức tranh tương tự. các tài sản của Hàn Quốc tại Nhật Bản vào năm 2012 là khoảng 1,8% vốn đầu tư nước ngoài, trong khi Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông đã chiếm gần một nửa tổng số. Tương tự, các khoản đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc, tương tự, chiếm khoảng 2,5% tổng số, đứng sau Brazil, Thái Lan, Singapore và Úc.

Bạn bè hay kẻ thù?

Dòng vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc tập trung ở các quốc gia khác chứ không phải là Hàn Quốc hay Nhật Bản:

Vì sao tưởng chừng có nhiều nét tương đồng và là hàng xóm của nhau nhưng Nhật Bản lại đang xung đột với Hàn Quốc? - Ảnh 2.

Nguồn: UNCTAD

Chiến tranh lạnh thậm chí còn được thể hiện trên thị trường ngoại hối. Giao dịch giữa đồng won Hàn Quốc và đồng yên Nhật Bản ít đến nỗi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế thậm chí không liệt kê doanh thu trên cặp tiền tệ, mặc dù nó có dữ liệu về đồng yên so với đô la Úc, New Zealand và Canada, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ hay các đồng nội tệ của Nam Phi và Brazil.

Yếu tố con người góp phần nhấn mạnh mối quan hệ lạnh nhạt. Nhiều người Nhật di cư đến Vương quốc Anh, Úc và Brunei hơn là Hàn Quốc. Trong khi người Hàn Quốc đại diện cho nhóm người di cư lớn nhất tại Nhật Bản (Masoyoshi Son, người sáng lập Softbank Group Corp, thuộc di sản Hàn-Nhật, cũng như Chủ tịch Công ty Lotte Shopping Shin Dong-bin và cựu Chủ tịch Hàn Quốc Lee Myung-bak) thậm chí phải đối mặt với định kiến về sự định cư của các thế hệ sau.

Thống đốc lâu năm của Tokyo Shintaro Ishihara vẫn tái đắc cử sau khi đưa ra những nhận xét đầy xúc phạm và tai tiếng về người dân đến từ Hàn Quốc trong một bài phát biểu năm 2000. Một cuộc biểu tình năm 2011 của các nhóm cánh hữu chống lại văn hóa nhạc pop Hàn Quốc tại thành phố này đã thu hút hơn 2.000 người biểu tình. Về phần mình, Hàn Quốc đã cấm hoàn toàn các sản phẩm văn hóa của Nhật Bản cho đến năm 1998.

Mối quan hệ không được cải thiện nhiều. Số lượng người Nhật đi nghỉ ở Hàn Quốc năm 2009 lớn hơn so với năm 2018; Người Nhật đã giảm từ khoảng 2/5 tổng số du khách đến Hàn Quốc ở thập kỷ trước xuống còn khoảng 1/5 trong năm ngoái, mặc dù đã sự phục hồi nhẹ trong vài năm qua.

Theo một khía cạnh nào đó, những mối liên quan trên không quá quan trọng. Học thuyết Golden Arches cho rằng toàn cầu hóa chắc chắn sẽ tạo ra hòa bình, và không có hai quốc gia nào cùng có cửa hàng McDonald's mà lại xảy ra chiến tranh - chưa bao giờ thực sự đúng.

Tuy nhiên, ở một góc hẹp hơn thì quan điểm này có giá trị nhất định. Liên kết chặt chẽ về tài chính, di cư và văn hóa có thể không ngăn được chiến tranh, nhưng ít nhất họ có thể cung cấp một lực lượng đối kháng khi căng thẳng bùng phát - điều dường như đã giữ mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia và thậm chí cả Mỹ và Trung Quốc ổn định hơn so với dự đoán.

Nhật Bản và Hàn Quốc, cả hai đều bị ảnh hưởng và suy yếu bởi "người hàng xóm" Trung Quốc, nên cố gắng làm sâu sắc mối quan hệ chung giữa hai quốc gia. Chung sống cùng nhau vẫn tốt hơn là sụp đổ một mình.

Mỹ Linh

Bloomberg

Trở lên trên