Vì sao xuất khẩu hơn 36 tấn khẩu trang sang Trung Quốc?
Theo Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, 36 tấn khẩu trang này được xuất khẩu bởi hơn 30 đơn vị, chủ yếu đi Trung Quốc; còn lại là Malaysia, Singapore…
- 12-02-2020Tạm giữ lô khẩu trang y tế không hóa đơn chứng từ trị giá hơn 1 tỉ đồng
- 11-02-2020Hơn 36 tấn khẩu trang xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất
- 11-02-2020Bị phạt đến 15 năm tù khi đầu cơ khẩu trang trong dịch corona?
Cục Hải quan TP HCM cho biết từ trước Tết nguyên đán đến nay, khi dịch virus corona lan rộng ở Trung Quốc, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đã xuất khẩu đi khoảng 36 tấn khẩu trang từ hơn 30 đơn vị làm thủ tục xuất khẩu.
Thông tin mà Báo Người Lao Động có được là Đại sứ quán Trung Quốc đã có văn bản đề xuất từ trước để nhập khẩu khẩu trang. Và theo cơ quan hải quan thì đây không phải là mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý mà là mặt hàng xuất khẩu bình thường nên việc xuất khẩu là không trái quy định. Tuy nhiên, khi tình hình virus corona lan rộng, khẩu trang khan hiếm nên Bộ Tài chính – Tổng Cục Hải quan đã yêu cầu kiểm soát, cân nhắc về việc này.
Khẩu trang bán ở siêu thị được nhiều người mua
Theo đại diện lãnh đạo Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, thực tế không phải tất cả số lượng khẩu trang này là hàng kinh doanh. Bởi có một số đơn vị tặng, biếu và viện trợ, tài trợ. Cũng theo vị này, từ trước đến nay, hầu như mặt hàng này không có xuất khẩu qua đường hàng không. Chưa kể, chi phí vận chuyển qua hàng không cũng khá cao, có khi còn cao hơn rất nhiều lần giá trị của sản phẩm.
Bộ Tài chính cũng cho biết hiện tại, thuế nhập khẩu khẩu trang và một số nguyên liệu làm nước rửa tay… đã được miễn thuế. Đặc biệt là Việt Nam cũng đang cần trang bị thêm các thiết bị liên quan đến phòng chống lây nhiễm virus, trong đó có khẩu trang. Mới đây, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế tìm nguồn nhập khẩu để sản xuất khẩu trang.
Người lao động