13 điều không nên nói khi phỏng vấn
Bên cạnh việc chuẩn bị một sơ yếu lý lịch đầy đủ, để trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng bạn nên quan tâm đến những sai lầm trong các cuộc phỏng vấn.
- 29-07-2014'Hãy coi tìm việc như tìm người yêu và phỏng vấn như một buổi hẹn hò'
- 23-07-2014Chiêu phỏng vấn lợi hại của một sếp công nghệ: Từ chối và chờ thái độ của ứng viên
- 10-07-2014Những câu hỏi phỏng vấn 'ngớ ngẩn' nhất của Google
Các cuộc phỏng vấn không chỉ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn đối với công việc, sự sáng tạo, khả năng suy xét, biểu hiện cảm xúc cũng như thái độ của bạn. Vì vậy, có thể nói điều quan trọng không phải là bạn biết về các con số mà còn là cách bạn truyền đạt nó như thế nào.
Giọng nói, tông giọng cũng như ngôn ngữ hình thể mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn góp phần không nhỏ trong việc bạn có được lựa chọn hay không.
Dưới đây là 13 điều mà trang Business Insider khuyên các ứng viên không bao giờ nên nói trong một cuộc phỏng vấn xin việc:
"Tôi thực sự lo lắng"
Dù cho bạn có đang thực sự rất lo lắng, hãy luôn nhớ không một công ty nào muốn tuyển dụng một nhân sự thiếu tự tin. “ Trong trường hợp này sự trung thực không phải là tối ưu” theo như ý kiến của ngài Amy Hoover, chủ tịch hiệp hội nghề nghiệp nước ngoài TalentZoo.
"Chúng ta hãy nói chuyện tiền bạc"
Không bao giờ thảo luận về tiền lương trong giai đoạn đầu của quá trình phỏng vấn. Bởi bất kể người sử dụng lao động nào cũng mong muốn tìm được những người thực sự xứng đáng với giá trị mà họ bỏ ra. Nếu muốn thảo luận về tiền lương bạn nên đề cập đến sau hoặc vào cuối cuộc phỏng vấn.
"Điểm yếu của tôi là tôi quan tâm quá nhiều thứ hoặc thấy công việc quá khó khăn"
Đương nhiên, thông thường ta không bao giờ tự nói về điểm yếu của bản thân trừ khi được hỏi: “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
Nếu như “bị” hỏi câu này trong cuộc phỏng vấn hãy nghĩ cách nói về điểm yếu của chính mình một cách nhẹ nhàng và hài hước.
"Tôi thực sự cần công việc này!"
Đừng bao giờ nói rằng bạn thật sự cần công việc này do hoàn cảnh hiện tại của bạn. Điều đó chỉ cho thấy dấu hiệu của sự tuyệt vọng ở bạn mà thôi. Tuyệt vọng đồng nghĩa với yếu đuối.
Nhà tuyển dụng muốn thấy nhân viên của họ đang kiếm tìm một sự nghiệp lâu dài chứ không chỉ đơn thuần chỉ là công việc.
"Sếp hiện tại của tôi rất khủng khiếp"
Phê phán sếp cũ hay công ty cũ, đó là điều tối kỵ. Cho dù là bạn có được hỏi về điều đó hay không. Nó chỉ thể hiện bạn là một người nhỏ mọn, cay nghiệt và tiêu cực mà thôi.
Và đương nhiên người tuyển dụng có thể phán xét bạn sẽ chê bai ông chủ và công ty tương lai của bạn. Hơn nữa, đây cũng có thể chỉ là một cách họ thử bạn, xem bạn thuộc tuýp người nhiều chuyện hay không, xử lý tình huống ra sao…
"Tôi cần ..."
Đừng làm cho cuộc trò chuyện tập trung vào những nhu cầu của bạn. Hãy nói về những điều nhà tuyển dụng mong muốn và những gì bạn có thể giúp họ thực hiện. Nói về những điều bạn mong muốn chỉ khẳng định cho họ thấy bạn là người đầy “thách thức” để hợp tác và bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.
"Khi nào thì chúng ta kết thúc cuộc phỏng vấn?"
Không nên thể hiện rằng bạn đang rất vội hoặc bạn có nơi nào đó cần phải đến ngay sau đó. Một cuộc phỏng vấn 30 phút có thể kéo dài đến 90 phút nếu như mọi chuyện suôn sẻ. Nếu như biết bạn đang sốt sắng cho một nơi nào quan trọng hơn chắc chắn người phỏng vấn sẽ dừng, cắt ngay cuộc phỏng vấn dù đang dang dở.
"Tôi thích những quyền lợi mà anh/chị đưa ra"
Đừng dại dột mà đưa ra những đặc quyền của công ty mà bạn thấy yêu thích, ví dụ như chính sách được nghỉ vào 3 ngày thứ 6 trong tháng hay đồ ăn nhẹ miễn phí. Điều này sẽ chỉ chứng tỏ những gì bạn quan tâm nhiều hơn là lợi ích chứ không phải việc đóng góp công sức để phát triển công ty.
"Tôi không muốn nói"
Trừ khi người phỏng vấn hỏi bạn một câu hỏi không phù hợp hoặc bất hợp pháp, hoặc một điều gì đó mà làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, bạn nên luôn luôn trả lời truy vấn của họ.
Một cuộc phỏng vấn việc làm không bao giờ là khoảng thời gian nhẹ nhàng, thoải mái. Thậm chí nó sẽ phát sinh những tình huống bất ngờ, những câu hỏi mà bạn không được chuẩn bị trước.
"Tôi được nghỉ bao nhiêu trong năm đầu tiên?"
Không nên để lại ấn tượng cho người tuyển dụng là bạn có ý định tận dụng tất cả những ngày nghỉ ốm và bỏ lỡ càng nhiều việc càng tốt trong khi vẫn được nhận đầy đủ lương. Hãy để câu hỏi này cho đến khi cuộc phỏng vấn đề cập đến lợi ích nhân sự.
"S ---, d ---, f ---, …"
Không sử dụng những từ ngữ thô tục, tiếng lóng,…Bạn sẽ chỉ tạo ấn tượng rằng bạn có kỹ năng giao tiếp kém nếu dùng chúng trong buổi phỏng vấn.
Không bao giờ chửi thề, ngay cả khi cuộc phỏng vấn kết thúc bằng một bữa nhậu và mọi người xung quanh bạn đang chửi thề. Sử dụng ngôn ngữ một cách tế nhị kết hợp với ngôn ngữ cơ thể một cách tinh tế sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
"Tôi đã ly dị / đang mang thai / đang trải qua một thời gian khó khăn"
Nên tránh đưa ra những vấn đề cá nhân của bạn. Những điều này được xem như những thách thức sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.
"Tôi không có bất kỳ câu hỏi cho bạn"
Khi được hỏi là bạn có bất kỳ câu hỏi cho họ không đừng nói "không". Nó làm cho bạn có vẻ như không hề chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hoặc tệ hơn là bạn vô tâm với công việc và công ty.
>> Làm sao để 'ngẩng cao đầu' khi bị sa thải?
Theo Lan Oanh