Công nhân Samsung, Nokia Việt Nam sống chung với 'rác độc'?
Những căn bệnh công nhân dễ mắc phải, gồm bệnh điếc nghề nghiệp; nguy cơ ung thư do Asen (thạch tín), benzene, formaldehyt; sảy thai, thai chết lưu (80% là lao động nữ)...
- 19-06-2012Samsung, Nokia mở nhà máy tại Việt Nam: Khách 'gặt' nhiều, chủ chả bao nhiêu
- 05-12-2013Sa thải lao động nữ đang có thai: Phạt đến 10 triệu đồng
- 27-12-2012Lao động nữ nghỉ sinh 6 tháng từ tháng 1/2013
- 05-12-2011Việt Nam chỉ có 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
Nội dung nổi bật: Nhận định trong báo cáo "Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Việt Nam":
- Các hóa chất như hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzene và đồng đẳng của benzene... đều nhỏ hơn tiêu chuẩn VSCP. Tuy nhiên. các tiêu chuẩn này đã quá cũ, hơn 20 năm chưa được soát xét xây dựng lại.
- Những căn bệnh công nhân dễ mắc phải, gồm bệnh điếc nghề nghiệp do dung môi hữu cơ, nguy cơ ung thư do Asen (thạch tín), benzene, formaldehyt, sảy thai, thai chết lưu với lao động nữ (80% lao động là nữ trong độ tuổi 18-25).
- Mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 90.000 tấn rác thải điện tử. Trên thế giới, mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra.
Báo cáo "Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Việt Nam" của Trung tâm hội nhập và phát triển có nêu rõ hiện trạng chất lượng môi trường lao động của công nhân Việt Nam.
Mối nguy độc hại
Chương trình khảo sát được tiến hành nghiên cứu tại 3 kiểu nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử: Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm điện tử hoàn chính (Máy tính và điện thoại); Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (Máy in); Nhà máy gia công các chi tiết, linh kiện điện tử. Và đại diện là một số tập đoàn lớn như Intel, Nidec Foxcon, Samsung, Nokia... đang có các nhà máy sản xuất đóng đô tại Việt Nam.
Về đối tượng công nhân đang làm việc tại các nhà máy, báo cáo chỉ rõ, hầu hết 80% là nữ, độ tuổi rất trẻ từ 18-25 tuổi, đặc biệt hầu hết là người dân ngụ cư từ nơi khác về làm.
Nhưng tất cả đều có đặc điểm chung về môi trường lao động, vì trong ngành lắp ráp điện tử môi trường làm việc phải là phòng “sạch” để đảm bảo độ sạch của sản phẩm. Làm việc trong phòng kín, với hệ thống điều hòa, luôn có sự chênh lệch nhiệt độ so với ngoài trời từ 5- 12 độ.
Chính vì vậy, phải sử dụng phương pháp đặc biệt để xác định hơi hóa chất ở khu vực lắp ráp, kết quả xác định được là: các dạng hơi axít và hơi dung môi hữu cơ toluen, xylen, các hợp chất benzene và đồng đẳng của benzene... đều nhỏ hơn tiêu chuẩn VSCP. Tuy nhiên. các tiêu chuẩn này đã quá cũ, hơn 20 năm chưa được soát xét xây dựng lại cho phù hợp với điều kiện hiện nay và tác dụng cộng hưởng cũng chưa được xem xét.
Không những vậy, các tiêu chuẩn này đã quá cũ hơn 20 năm chưa được soát xét xây dựng lại cho phù hợp với điều kiện hiện nay và tác dụng cộng hưởng cũng chưa được xem xét.
Sảy thai, dị tật thai nhi...
Nhận định trong báo cáo có nói đến những căn bệnh công nhân dễ mắc phải. Thứ nhất, Việt Nam vừa công bố bệnh điếc nghề nghiệp do dung môi hữu cơ. Trên thực tế tại các vị trí làm việc có tiếp xúc với dung môi mặc dù hàm lượng dưới tiêu chuẩn cho phép rất nhiều nhưng vẫn phát hiện ra các đối tượng bị điếc nghề nghiệp.
Một công nhân chia sẻ: “Tôi làm ở bộ phận test điện thoại, liên tục phải nghe để phải kiểm tra các chức năng của điện thoại, tôi thường bị ù tai trong suốt ca làm việc và tôi sợ nhất là phải kiểm tra các cuộc gọi “ảo” vì lúc đó sóng điện thoại rất mạnh. Bình quân trong ca tôi phải kiểm tra 76 chiếc”.
Thứ hai đáng lưu ý là trong các loại dung môi có loại là nguyên nhân gây ung thư như benzene và các đồng đẳng của benzene.
Chính dây chuyền sản xuất lắp ráp điện tử sẽ dẫn đến nhiều hậu quả mà hiện tại công nhân chưa nhìn thấy. Đầu tiên, chính là những bức xạ điện từ trường phát ra từ hệ thống máy thiết bị. Rồi đến hóa chất từ keo, thành phần của chất bán dẫn, nguyên vật liệu sản xuất linh kiện.
Hệ thống máy thiết bị phát sinh nguồn phóng xạ sẽ tác động bất lợi của các điều kiện làm việc “phòng sạch”.
“Tôi mới vào làm ở công ty được 8 tháng, thấy mắt rất hay nhức mỏi và chảy nước mắt. Tôi đi đo mắt thì chỉ thấy mỗi mắt còn 5/10 mà lúc vào công ty mắt tôi 2 mắt đều là 10/10 vì công ty yêu cầu mắt rất cao, nếu ban đầu mắt như vậy thì công ty không nhận", một công nhân chia sẻ.
Trong tháng 6/2013 tại một xưởng có tới 6 trường hợp bị sảy thai, thai chết lưu có trường hợp thai đã được 7 tháng và có 1 trường hợp thai bị dị tật phải hủy thai.
“Em thực sự rất đang hoang mang khi cô bạn của em khóc rất nhiều khi nó đi khám thai phát hiện ra khối u rất lớn ở đầu của con nó và nó đã phá thai, sau đó bạn em đã nghỉ việc và về quê. Em cũng hiện đang mang thai tháng thứ 4, em không phải đi ca nữa và chuyển sang làm hành chính nhưng em cũng vẫn lo lắng lắm vì ngày nào cũng phải đi qua cửa từ”, một công nhân mang thai cho hay.
Ngày 6/2/2012, Viện nghiên cứu sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OSHRI) cũng đã công bố báo cáo từ kết quả nghiên cứu được tiến hành ở 5 dây chuyền sản xuất tấm wafer và 4 dây chuyền lắp ráp thiết bị bán dẫn ở nhà máy của công ty Samsung và hai công ty Hàn Quốc khác từ năm 2009 và các chất như Asen (thạch tín), benzene, formaldehyt được tìm thấy trong nhà máy- đây là những chất gây ung thư.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra.
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 9% số trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ các sản phẩm hóa chất, 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.
Trao đổi ngày 9/1, bà Ngô Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập cho hay, phía Trung tâm đã đề xuất với Tổ chức Oxfam, Bỉ tiến hành hoạt động nghiên cứu "Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến người lao động trong nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử ở Việt Nam." Theo kết quả nghiên cứu, trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 90.000 tấn rác thải điện tử. Đây là loại rác thải cực độc hại, có nguy cơ "hủy diệt" môi trường (không khí, đất, nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh. |
Theo Thanh Huyền