MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hỏi chuyện người mỗi năm từ chối 3.000 sinh viên xuất sắc

17-12-2013 - 08:10 AM |

Chúng tôi nhìn thấy hết. Họ ngồi đó tới 2-3 giờ đồng hồ liền, cùng làm việc với hai bài tập (cases) phức tạp, vì vậy chuẩn bị kỹ đến đâu thì cá tính thực sự vẫn hiện ra thôi.

>> KPMG Việt Nam tiết lộ 5 vòng thử lửa khốc liệt

Hôm qua, chúng tôi đã giới thiệu với độc giả quy trình tuyển dụng các sinh viên mới ra trường của KPMG, để từ khoảng 2.500-3.500 đơn ứng tuyển của sinh viên từ các trường đại học danh tiếng, công ty chỉ lấy có 100.

Hôm nay, Ông Auvarin Phor, Phó tổng giám đốc Bộ phận Kiểm toán kiêm Phụ trách bộ phận Tuyển dụng, Đào tạo & Phát triển nguồn Nhân lực của KPMG sẽ chia sẻ những điều các ứng viên cần biết khi tiếp xúc với ban giám khảo của KPMG, đặc biệt là trong hai vòng làm việc nhóm và phỏng vấn.

Ông Auvarin Phor, Partner, phụ trách bộ phận Tuyển dụng, Đào tạo & Phát triển nguồn Nhân lực tại KPMG Việt Nam.

Xin chào ông Auvarin, cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này. Đầu tiên, xin ông cho biết, với khoảng 3.500 đơn xin việc gửi tới KPMG mỗi năm, công ty sẽ làm gì để “giải quyết” cả núi hồ sơ như vậy?

(Ông Auvarin Phor) Sẽ có rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi có hệ thống nộp hồ sơ online & có thể sử dụng quy trình tự động để “lọc” bớt hồ sơ, nhưng nhìn chung, đội ngũ tuyển dụng của chúng tôi sẽ phải tiêu tốn khá nhiều thời gian để giải quyết lượng hồ sơ lớn như vậy để đảm bảo sự công bằng với tất cả ứng viên.

Trong số 4 công ty trong Big 4, chỉ có KPMG là không kiểm tra ứng viên những kiến thức chuyên ngành. Ông có thể cho biết tại sao không?

Kiến thức chuyên ngành cũng đã được lồng vào các vòng thi như làm việc nhóm, phỏng vấn, … rồi. Do đó, không cần thiết phải tách thành một vòng thi riêng nữa.

Vì có mối quan hệ thân thiết với các trường đại học nên chúng tôi cũng hiểu mình đang tuyển người từ những đâu. Với nhiều ứng viên chúng tôi đã gặp gỡ trực tiếp khi ghé thăm các trường đại học.

Tôi có đọc trên một diễn đàn rằng, khi tham gia vòng làm việc nhóm, có một số ‘chiêu’ như vờ xem đồng hồ để thể hiện mình có chú ý tới thời gian, hay vờ hỏi ý kiến những thành viên ít nói nhất trong nhóm để thể hiện mình biết lắng nghe tất cả mọi người. Giám khảo của KPMG có ‘cắn câu’ không?

Chuẩn bị kỹ trước khi đi thi bao giờ cũng tốt, nhưng nên nhớ là các giám khảo rất kinh nghiệm. Sẽ có ứng viên cố ‘phình bụng’, sẽ có ứng viên hơi thụ động một chút. Chúng tôi nhìn thấy hết. Họ ngồi đó tới 2-3 giờ đồng hồ liền, cùng làm việc với hai bài tập (cases) phức tạp, vì vậy chuẩn bị kỹ đến đâu thì cá tính thực sự vẫn hiện ra thôi.

Trong vòng kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm, các ứng viên có nên cố tỏ ra nổi bật so với những thành viên còn lại?

"Tất nhiên ... có thể ba hoa, nhưng họ sẽ phải ba hoa trước các lãnh đạo cao cấp có 15 – 20 năm kinh nghiệm làm việc. Khó đấy."

Ông Auvarin Phor

Nên là chính mình. Khi làm việc nhóm, quan trọng là phải nhìn ra vấn đề của khách hàng. Các ứng viên phải biết dành cho nhau cơ hội lên tiếng, dành cho nhau thời gian thể hiện quan điểm.

Một số người cố gắng ra lệnh như một trưởng nhóm, họ nghĩ rằng nếu cứ là một thành viên bình thường thì không‘chứng tỏ’ được hết tiềm năng. Thực ra quan trọng nhất là phải giải được bài tập nhóm. Đừng quá bận tâm tới các ‘chiêu trò’ làm gì. 

>> Ông Đặng Thành Tâm: phát ngôn không nổ, vẫn sốc!

Tại vòng phỏng vấn của bộ phận nhân sự, các ứng viên sẽ phải trả lời thế nào với những câu hỏi như “Tại sao bạn chọn KPMG?”. Những câu hỏi này rất khó nếu các ứng viên chưa biết gì về KPMG. Ông có nghĩ là họ sẽ nói dối không?

Vào đến vòng này rồi thì chắc ứng viên phải có cái nhìn khá rõ về công ty rồi. Một câu trả lời thành thực sẽ tốt hơn cả. Mỗi công ty đều có văn hóa riêng, và các ứng viên nên biết về nó. Các ứng viên thường đi phỏng vấn nhiều công ty một lúc, vì vậy chúng tôi sử dụng 1 câu hỏi dù cổ điển nhưng đảm bảo sẽ tuyển được người hiểu về mình.

Các ứng viên nên biết về văn hóa ở KPMG, về lĩnh vực KPMG tập trung, về đối tượng khách hàng của KPMG, về chính sách hiện hành,…

Tất nhiên các ứng viên có thể ba hoa, nhưng họ sẽ phải ba hoa trước các lãnh đạo ở cấp Phó Tổng giám đốc/ Giám đốc (Partner/ Director), những người đã có 15 – 20 năm kinh nghiệm làm việc. Khó đấy (cười).

KPMG có điểm gì đặc biệt. Ông gợi ý cho các ứng viên được không?

Chẳng hạn, tại KPMG có văn hóa “luôn để cửa mở”. Cửa phòng của các lãnh đạo luôn mở để nhân viên trong công ty có thể vào hỏi han hay trò chuyện. Nó giúp nhân viên cảm thấy gần gũi và được tôn trọng hơn.

Tại vòng phỏng vấn cuối cùng, ban giám khảo thường đặt câu hỏi gì cho ứng viên?

Vòng phỏng vấn cuối là thời gian để giám khảo… trò chuyện và hiểu rõ hơn về các ứng viên.

Nếu có hỏi thì thường chúng tôi sẽ hỏi về các sự kiện đang diễn ra trên thị trường. Chúng tôi muốn ứng viên phải biết được chuyện gì đang diễn ra xung quanh mình, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Ví dụ như có thể hỏi về khủng hoảng kinh tế ở châu Âu và những tác động của nó đến Việt Nam chẳng hạn.

"... nếu kiểu gì sau hai năm anh ta cũng đi mất, và chúng tôi biết được ... "

Ông Auvarin Phor

Một ứng viên trung bình sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào?

Hầu hết các ứng viên đều trả lời khá tốt. Họ hiểu rằng Việt nam là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, và dựa vào đó để phân tích.

Điều gì khiến ông cảm thấy ngạc nhiên và “không thích” nhất?

Đó là khi ứng viên hỏi về mức thu nhập. Nhiều ứng viên so sánh mức thu nhập họ “nghe đồn” và so sánh với mức chúng tôi đưa ra. Rất khó để giải thích những câu hỏi như vậy. Đối với các bạn mới ra trường, những năm đầu là thời gian để các bạn đầu tư vào nghề nghiệp hơn là so sánh mức thu nhập.

Giả sử một ứng viên sở hữu một tấm bằng thủ khoa và thể hiện xuất sắc trong mọi vòng. Tuy nhiên, anh ta cho biết mình sẽ rời KPMG sau 2 năm, liệu ông có thuê anh ta không?

Câu hỏi này tương đối khó đấy (cười). Xét cho cùng, chúng tôi là một doanh nghiệp. Chúng tôi tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc để tuyển dụng và đào tạo ứng viên trong vòng 2 – 4 năm đầu. Do đó nếu kiểu gì sau hai năm anh ta cũng đi mất, và chúng tôi biết được, nhiều khả năng là người này sẽ không được tuyển.

Xin cảm ơn ông!

>> Quyền uy của Big 4

  Đức Thanh

tuannm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên