MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghề "đánh hơi"

11-01-2013 - 16:30 PM |

Ngành “hot” thời đói kém

Năm 2012, công ty thám tử Kroll thông báo kế hoạch tăng gấp đôi nhân sự bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên về khôi phục và xử lý dữ liệu điện tử trong vòng 5 năm tới. Ông Hartley nói nhân sự bộ phận điều tra của công ty đã tăng 15% vào năm 2011.

Số nhân viên điều tra lừa đảo được chứng nhận (Certified Fraud Examiner, CFE) trên toàn cầu đã tăng 72% kể từ năm 2007, lên 37.400 người. Một trong số đó, ông Harry Markopolos, mang về uy tín lớn cho ngành khi phát hiện ra vụ Madoff trước cả cơ quan quản lý.

Ông Kathy Lavinder, chuyên gia nhân sự, cho rằng việc giành giật nhân tài khiến lương thám tử và tư vấn an ninh tăng 20-25% kể từ năm 2010. Thành viên của các đội “phản ứng nhanh” (công việc đòi hỏi phải lên máy bay bất kỳ lúc nào có thông báo) đã bắt đầu lên tiếng đòi phải có nghỉ phép hàng năm để đi tập huấn.

Do xuất hiện các công ty mới nên lựa chọn việc làm cũng đa dạng hơn. Các công ty an ninh truyền thống như Securitas, Allied Barton và Andrews International, đang mở rộng sang mảng điều tra để cải thiện biên lợi nhuận vốn tương đối “hẻo” của ngành bảo vệ.

Các công ty kiểm toán lớn mà đi đầu là Deloitte đang thuê thêm các thám tử mạng phục vụ cho các công việc nội bộ như tìm hiểu về khách hàng của các bộ phận trong tập đoàn. Một số công ty thám tử, trong đó có Kroll, phản công bằng cách đánh cả mảng kiểm toán.

Từ lâu giới luật sư đã là khách hàng lớn của các thám tử, nhưng họ đang quan tâm điều tra “nội bộ” hơn. Đến nay, một số đã ký hợp đồng với các công ty thám tử như hồi tháng 8 công ty luật Mỹ Pepper Hamilton mới mua lại một công ty nhỏ nhưng rất được kính nể của cựu giám đốc FBI Louis Freeh.

“Tay to” ngành thám tử

Phần lớn các công ty thám tử đều chưa niêm yết và ít tiết lộ thông tin tài chính.

Kroll có lẽ là lớn nhất, nhưng cũng có lúc thăng lúc trầm. Thời đỉnh cao là năm 2004 khi nhà môi giới bảo hiểm Marsh & McLeannan mua lại với giá 1,9 tỷ USD.

Năm 2010, Kroll được bán cho tập đoàn an ninh Altegrity với giá chỉ bằng 40%. Lý do có thể là vì tỷ phú lừa đảo Allen Stanford cũng từng thuê Kroll làm việc cho mình.

Kroll vẫn được người trong giới trọng thị, vì lãnh đạo các đối thủ hầu hết đều trưởng thành từ Kroll. Hiện nay nhiều người coi công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất là FTI Consulting, công ty duy nhất hiện đang niêm yết. Trong 6 tháng đầu năm 2012, bộ phận tư vấn pháp lý và tranh chấp của FTI có doanh thu 177 triệu USD và biên lợi nhuận 17%.

Sau vài chục vụ sáp nhập nhỏ, FTI nay có 3.800 nhân viên. Ông chủ FTI Jack Dunn đã “câu” về những người giỏi nhất của Kroll. FTI thắng thầu phần lớn hợp đồng tìm kiếm tiền trong vụ Madoff. 10 năm trước các nạn nhân của vụ này ắt sẽ phó thác mọi thứ cho Kroll.

Nay nhiều FTI có nhiều hợp đồng kiểu “giám sát doanh nghiệp”, tức kiểm tra các công ty đã cam kết thay đổi cách làm ăn sau một vụ dàn xếp pháp lý xem họ có làm đúng lời hứa hay không.

Ngành thám tử rất thích những vụ như thế vì thời gian triển khai dài nên họ có dòng doanh thu ổn định.

Một kẻ mới đến đang thách thức trật tự cũ nữa là K2 Intelligence do đích thân Jules Kroll (nhà sáng lập của Kroll) hỗ trợ và do con trai Jeremy của ông điều hành. Công ty này thành lập năm 2009, khi điều khoản không cạnh tranh với công ty cũ hết hiệu lực.

Hiện nay Jules tập trung nhiều vào Kroll Bond Ratings hơn nhằm phá thế độc quyền của các công ty xếp hạng tín dụng.

K2 đã bắt đầu để lại dấu ấn khi tiến hành điều tra vụ cáo buộc tham nhũng từng khiến công ty nhôm Alcoa phải dùng 447 triệu USD để dàn xếp với công ty nhôm Bahrain Alba.

Với quan điểm tương lai sẽ thuộc về những ai sở hữu công nghệ có khả năng “dịch” được lượng dữ liệu khổng lồ, Jeremy Kroll đã bắt tay với công ty phần mềm an ninh Palantir.

Hai bên đang xử lý 18 terabyte các giao dịch, email và băng ghi âm điện thoại với hy vọng với hy vọng tìm ra chứng cứ giúp các nạn nhân trong vụ Madoff kiện lại những người đã may mắn rút tiền sớm trong vụ này.

Một mảng tối quan trọng nữa là chống rửa tiền. Ngân hàng đang chịu sức ép dọn sạch những giao dịch đáng ngờ, nhưng lượng dữ liệu vượt quá khả năng xử lý của họ. Họ sẵn sàng chi thật nhiều đều giải quyết vấn đề này vì thiệt hại nếu có sẽ rất khủng khiếp.

Cứ nhìn vé phạt 1,9 tỷ USD mà HSBC vừa phải nộp để giải quyết vụ cáo buộc ngân hàng này giúp khách hàng tại Mexico rửa tiền sẽ rõ.

Ông Springer từ công ty Corporate Resolutions kể lại một vụ điều tra “như phim hành động”.

Đội của ông tìm được bằng chứng chống lại một nhân viên IT bị nghi lừa đảo một tổ chức phi lợi nhuận nhờ lén cài một hộp đen vào văn phòng của người này, nhờ một cựu chuyên gia của Cơ quan an ninh quốc gia phá mã an ninh và copy toàn bộ email của người này về.

Trong nhiều trường hợp, yếu tố then chốt là khả năng công nghệ kết hợp với nghiệp vụ điều tra truyền thống. Một phần công việc sẽ vẫn là “tìm ra một người thư ký hoặc kế toán bất mãn cũ và moi được từ họ thông tin “xác chết chôn ở đâu”.

Ai “soi” thám tử

Jeffrey Katz, cựu nhân viên Kroll và nay đứng đầu công ty Bishop International, nói ông đang nhìn thấy cơ hội lớn.

Công ty của ông chuyên về phân khúc quyền sở hữu trí tuệ, từ chống hàng giả (như thu thập chứng cứ về một tổ chức chuyên làm hàng nhái) đến mua đại diện cho các tên tuổi lớn đi mua lại nhãn hiệu trước khi cho ra đời sản phẩm mới.

Công việc này phải tiến hành một cách bí mật, đẻ không gây nghi ngờ và đẩy giá nhãn hiệu lên. Bishop từng giúp Apple mua lại các nhãn hiệu tương tự như “iPad”.

Nhưng ngành này cũng đang gặp thách thức. Các khách hàng lớn đang muốn tự xây dựng bộ phận điều tra riêng, đặc biệt là về an ninh mạng, ông Michael DuBose từ Kroll, người từng phụ trách bộ phận tội phạm máy tính tại Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Xu hướng này có thể làm giảm nhu cầu thuê tư vấn từ bên ngoài. Rào cản gia nhập thị trường thám tử giảm dần và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một số vụ lớn phải qua đấu thấu và luôn có ít nhất 15 đối thủ tham dự.

Dù kiếm tiền bằng cách giúp giới doanh nghiệp vượt qua rào cản luật pháp, nhưng chính ngành thám tử lại sắp phải đối diện với những rào cản chặt chẽ hơn.

Sau vụ nghe lén điện thoại của News Corporation, nghề thám tử tư tại Anh sẽ bị theo dõi sát sao. Ở Mỹ, Quốc hội và UBCK sẽ thắt chặt các quy định về thám tử và “môi giới thông tin” cho quỹ đầu cơ do lo ngại sẽ tạo ra kẽ hở cho giao dịch nội gián.

Minh Tuấn

Theo The Economist

kyanh

Trở lên trên