Nghề nữ vệ sĩ lên ngôi khi giới nhà giàu Trung Quốc bùng nổ
Một khóa đào tạo kéo dài 3 tuần với chi phí 12.800 nhân dân tệ (tương đương 2.100 USD) không dành cho những phụ nữ yếu tim hay chỉ để thỏa mãn trí tò mò.
- 24-01-2014Bao lâu rồi bạn không ăn bữa cơm đoàn viên?
- 05-09-2013Khổ luyện để trở thành vệ sĩ cho nhà giàu
- 07-11-2012Vệ sĩ Tổng thống Nga làm gì sau giải nghệ?
- 13-08-2012Vệ sĩ tiết lộ chuyện tình động trời của bà Cốc Khai Lai
- 14-06-2012Bên trong lò luyện vệ sĩ của tỷ phú
- 08-06-2012Tiết lộ "người yêu- vệ sĩ bốn tháng" của cô gái "nghìn tỷ"
Cô gái 22 tuổi, Yan Donglan từng có một công việc kiếm sốn khá bấp bênh là bán mỹ phẩm. Tuy nhiên cách đây một năm cô đã rời bỏ công việc gắn liền với chổi, cọ trang điểm và tham gia chương trình đào tạo khốc liệt để trở thành vệ sĩ.
“Tôi có thể đi khắp nơi với những ông chủ và được chứng kiến nhiều điều mới lạ. Tầm mắt tôi được mở rộng hơn”, cô gái trẻ chia sẻ với CNN.
Yang đã hoàn thành một khóa học tại Học viện an ninh quốc tế Tianjiao, có trụ sở tại Bắc Kinh. Học viện này được sáng lập năm 2008 với mục tiêu đào tạo vệ sĩ nhằm phục vụ cho giới nhà giàu đang ngày một nở rộ tại Trung Quốc.
Những bài luyện tập tàn bạo được Yang ví như ác quỷ có thể kể đến như cô phải lăn lê bò qua vũng bùn trong thời tiết đông cứng của mùa đông, học cách sử dụng súng ngắn và thức liên tục trong vòng 24 giờ.
“Tôi đã không thực hiện được nhiều bài tập ngay từ lần đầu tiên. Tôi có gặp rắc rối với việc thở mỗi khi chạy nhưng cuối cùng tôi cũng đã kiểm soát được điều đó”, Yang cho biết thêm.
Thị trường bùng nổ
Chen Yongqing, cựu vệ sĩ đồng thời là người sáng lập học viện cho biết ông nhìn thấy tiềm năng lớn và quyết định nhảy vào thị trường đang bùng nổ này vào năm 2008.
Theo báo cáo xếp hạng của Hurun Report, một dạng danh sách người giàu Forbes phiên bản Trung Quốc, năm 2013, Trung Quốc có 317 tỷ phú đô la, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.
“Chúng tôi không chỉ đào tạo thể lực cho học viên mà còn cung cấp cho họ những kỹ năng như nếm rượu hay giao tiếp hiệu quả để họ có thể xem là một trợ lý cá nhân cho các ông chủ”, Chen chia sẻ với CNN.
Chen còn cho biết số lượng học viên nữ đang ngày một gia tăng, ngoài ra nữ vệ sĩ có những lợi thế mà nam giới không có, đặc biệt hơn nữa là số lượng nữ triệu phú, tỷ phú tại nước ngày tăng lên đáng kể so với trước đây.
Nhà sáng lập Chen bật mí về lợi thế nữ giới trong nghề đặc biệt này: “Nữ vệ sĩ dễ gây thiện cảm với những nữ chủ nhân hay thành viên trong gia đình của các ông chủ”.
Còn cựu học viên Yang chia sẻ thêm, giới nhà giàu ưa chuộng nữ vệ sĩ vì họ không quá nổi bật. Điều này khiến cho việc cải trang trở nên dễ dàng hơn. “Mọi người không nhận ra chúng tôi là những vệ sĩ đang thực hiện nhiệm vụ”.
“Một anh chàng trai cao to khiến mọi người dễ dàng đoán ra anh ta là một vệ sĩ. Tuy nhiên khó mà có thể đoán ra một cô gái nhỏ nhắn lại là vệ sĩ, chính vì thế chúng tôi có thể chăm sóc cho ông chủ của mình tốt hơn”, Yang trả lời phỏng vấn CNN.
Yang không hề tiết lộ một thông tin nào về ông chủ hiện tại của mình và cho biết lòng trung thành là điều hệ trọng nhất trong nghề này.
Một khóa đào tạo kéo dài 3 tuần với chi phí 12.800 nhân dân tệ (tương đương 2.100 USD) không dành cho những phụ nữ yếu tim hay chỉ để thỏa mãn trí tò mò.
Lò đào tạo khốc liệt
Trước khi trở thành những nữ vệ sĩ, 2 cô gái Xu Si và Zhang Min đều ước mơ từ khi còn bé là gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp tuy nhiên sau này một người làm kinh doanh còn một người tham gia giảng dạy.
Xu dùng từ “tàn bạo” để miêu tả về khóa đào tạo. Trong những ngày đầu tiên, cô phải bò lăn lê qua vũng bùn và nhảy vào nước đang đóng băng. “Tôi đã rất run sợ, và một cậu chàng 18 tuổi đã bỏ cuộc ngay giữa khóa học, các nữ học viên khác lại là những tấm gương động viên lớn nhất với tôi”, Xu nói.
Tuy nhiên cũng có vài người ghi danh chỉ đơn giản để có những trải nghiệm đặc biệt. Dong, một nữ nhân viên văn phòng chia sẻ với CNN rằng cô không ghi rõ tên mình khi đăng ký và cũng không có ý định trở thành nữ vệ sinh. Nhưng cô tin rằng những trải nghiệm này rất đáng giá, nó giúp cô học cách đối đầu và vượt qua được khó khăn.
Chen cho biết có nhiều nhân tố dẫn đến số lượng nữ vệ sĩ tăng nhanh như thu nhập tốt, cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếp, được mở rộng tầm mắt,…nhưng quan trọng nhất là phụ nữ Trung Quốc hiện nay ngày càng tự tin hơn trước.
“Hiện nay phụ nữ trở nên tự tin hơn khi tham gia những công việc được cho là lãnh địa riêng của nam giới”, Chen nói. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Chen cho biết số lượng nữ giới bỏ cuộc đào tạo ít hơn so với nam giới. “Phần lớn những nữ học viên của tôi đều tham gia trọn vẹn khóa đào tạo”.
Khoảng 1 năm nay, Yang là nữ vệ sĩ và cô cho biết không có kế hoạch thay đổi nghề nghiệp mặc dù nghề này khá rủi ro. “Nhiệm vụ của tôi là bảo vệ và ứng phó nhanh. Tôi nghĩ không có vấn đề gì ngăn cản tôi gắn bó với nghề này. Đó còn là một hành trình thú vị”, Yang nói.
Kim Thủy