Sếp công nghệ: Tôi tha thiết tìm một ứng viên biết kể chuyện
"Người có khả năng diễn đạt tốt có thể giải thích được tầm quan trọng của những chiến lược của công ty theo một cách dễ hiểu nhất từ đó đem lại kết quả không ngờ".
- 29-07-2014'Hãy coi tìm việc như tìm người yêu và phỏng vấn như một buổi hẹn hò'
- 10-07-2014Những câu hỏi phỏng vấn 'ngớ ngẩn' nhất của Google
- 25-06-2014Phỏng vấn thôi việc: Cơ hội cải thiện doanh nghiệp dễ bị bỏ qua
CafeBiz xin gửi đến bạn đọc series "Tôi đi thuê" gồm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự do đích thân lãnh đạo cao cấp nhiều công ty lớn trên thế giới chấp bút.
Series "Tôi đi thuê" đăng định kỳ vào thứ tư hàng tuần.
Hầu hết các lãnh đạo sử dụng công cụ phỏng vấn để xác minh ứng viên tiềm năng có phải là người phù hợp cho công việc hay không. Một số người quan sát cách suy nghĩ, hoặc kiểm tra khả năng đa nhiệm của ứng viên. Một số lại sử dụng để xem khả năng giao tiếp của ứng viên ra sao.
Tuy nhiên, Lonne Jaffe, giám đốc điều hành của công ty phần mềm Syncsort chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times rằng anh lại luôn tìm một ứng viên có khả năng… kể chuyện.
Dưới đây là chia sẻ của vị CEO trẻ Jaffe về cách phỏng vấn tuyển dụng độc đáo này.
“Tôi sẽ nói về tiêu chí, nền tảng của công ty và sự cạnh tranh trong vị trí mà họ ứng tuyển. Sau đó, tôi sẽ hỏi ứng viên về những thành công, những thử thách và trách nhiệm chính của họ, một phần lý do chính là tôi muốn kiểm tra khả năng diễn đạt của người đó”.
Jaffe nói rằng từ khi ngôn ngữ được phát minh, khả năng diễn đạt là một công cụ đầy sức mạnh. Các nhà thần kinh học đã kết luận rằng tâm lý của con người phản ứng với những cách diễn đạt khác nhau sẽ khác nhau.
Chính vì vậy, trong kinh doanh tạo ra một câu chuyện thú vị không thể động viên khuyến khích cả nhóm hoàn thành công việc nhưng nó có khả năng giải thích được tầm quan trọng của những chiến lược của công ty theo một cách dễ hiểu nhất hoặc chia sẻ những thông tin phức tạp cho mọi người hiểu, từ đó đem lại kết quả không ngờ.
Vấn đề này càng đặc biệt quan trọng với vị trí trưởng nhóm. Vì thế, đừng ngần ngại đầu tư, phát triển cho kỹ năng này, nó sẽ là một điểm cộng cho tương lai nghề nghiệp của bạn sau này.
Bản thân tôi đã nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng này từ rất sớm khi còn làm việc cho IBM. Tôi học hỏi từ một vị lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn và được tận mắt chứng kiến cách ông khuyến khích cấp dưới bằng việc kể một câu chuyện dễ hiểu với những thông tin cần truyền đạt, ngay cả khi ông nói chuyện với kế toán hoặc một kỹ sư.
Đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật, cách diễn đạt dễ hiểu là một công cụ quan trọng nhất bởi đây là một ngành khó hiểu, phức tạp và đôi khi nhàm chán.
“Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có hứng thú. Trong ngành này, kỹ năng diễn đạt là một chìa khóa quan trọng trong phát triển phần mềm, mảng kinh doanh, bộ phận marketing…”, Jaffe nói.
Đây chính là lý do khi bắt đầu thành lập công ty, tôi luôn tập trung tìm những ứng viên có khả năng diễn đạt tốt trong các buổi phỏng vấn của mình, bất kể ở vị trí nào.
Ngoài ra, Jaffe còn khẳng đinh kỹ năng lắng nghe cũng quan trọng không kém.
“Một hành động khiến người nói cảm thấy bị thiếu tôn trọng đó là không ai lắng nghe họ. Người diễn đạt tốt là người lôi kéo được người nghe vào câu chuyện của họ và tương tác với nội dung họ truyền đạt”.
Jaffe giải thích rằng việc lắng nghe giúp con người tạo ra mối quan hệ với nội dung của người nói, giúp họ nắm bắt thông điệp trong nội dung một cách dễ dàng hơn.
>> Chiêu phỏng vấn lợi hại của một sếp công nghệ: Từ chối và chờ phản ứng của ứng viên
Vân Đàm