Việt Nam chi hơn 7 tỷ USD nhập khẩu loại 'nguyên liệu tỷ đô' từ Trung Quốc, là mặt hàng giúp nước ta hốt bạc từ hơn 100 quốc gia
Trị giá nhập khẩu loại nguyên liệu này của cả nước đã vượt qua mốc 11,8 tỷ USD.
- 11-01-2024Phân khúc xe điện ông Phạm Nhật Vượng vừa gia nhập: Là mỏ vàng của thế giới, người Việt ngày càng ưa chuộng
- 11-01-2024'Siêu thực phẩm' của Việt Nam sang Canada bán ‘đắt như tôm tươi’: Xuất khẩu tăng hơn 100%, thu về hơn nửa tỷ USD trong 11 tháng
- 09-01-2024Loại lá gói xôi ở Việt Nam ra nước ngoài thành sản vật giá nửa triệu/kg, xuất khẩu thu về chục tỷ/năm
Vải là nguyên liệu đầu vào cực quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam – ngành hàng mũi nhọn có kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Hiện các sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xuất sang 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên nguồn vải nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, do đó Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu vải từ các quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải của Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 3,9% so với tháng 10/2023. Lũy kế 11 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 11,8 tỷ USD vải các loại, giảm 13,2% so với 11T/2022.
Vải nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc lớn nhất từ Trung Quốc, sau đó lần lượt là Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Nhật Bản và Thái Lan,…
Đối với nhà cung cấp lớn nhất là Trung Quốc, trong tháng 11, nước ta nhập khẩu từ nước bạn hơn 773 triệu USD vải các loại, tăng 7% so với tháng 10/2023. Hết tháng 11, nhập khẩu vải từ Trung Quốc cán mốc hơn 7,8 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Nói về ngành vải và dệt may của Trung Quốc, quốc gia này giữ vai trò là ‘ông trùm’ của thế giới. Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới, do đó đã có truyền thống sản xuất vải từ lâu đời, nhất là vải lụa vốn đã là thứ vải thượng hạng từ thời xa xưa.
Vải Trung Quốc được ưa chuộng đến mức mà các lái buôn từ châu Âu đã nô nấp cập bến để nhập về, tạo nên “Con đường tơ lụa” trứ danh nối từ các vùng của Trung Quốc sang Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận lãnh thổ châu Âu.
Lợi thế của Trung Quốc trong ngành dệt may là chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu thô chất lượng, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn khiến thị trường này luôn được các quốc gia khác ưu tiên nhập khẩu. Hiện nay các cụm nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Trung Quốc tập trung tại các tỉnh thành duyên hải miền đông, tại Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Bắc.
Không chỉ áp đảo cả thế giới về sản lượng vải và hàng may mặc, nhiều cơ sở dệt may tại Trung Quốc cũng tích cực chuyển hướng sang ứng dụng tự động hóa vào các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tránh tình trạng thiếu nhân công.
Tại một công ty dệt may ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đang sử dụng một loạt các phương tiện tự động, như máy dệt tự động, camera giám sát từ trên cao và các thiết bị công nghệ cao khác. Có 96 trục chính hoạt động cùng một lúc để quay sợi và các robot kiểm tra mỗi khi bật đèn xanh sẽ cho phép thực hiện các thao tác sàng lọc tự động, quấn dây, hay lột vải…
Ông Zhou Jia, Tổng giám đốc một nhà máy dệt may tại thành phố Tô Châu, cho biết: "Tốc độ tối đa có thể đạt 550 mét/phút, nhanh gấp 20 đến 30 lần tốc độ quay truyền thống. Năng lực sản xuất của chúng tôi hiện đã tăng từ khoảng 200 tấn lên khoảng 4.000 tấn mỗi tháng".
Đối với tơ lụa, các giống tằm thế hệ mới của Trung Quốc cho tơ màu trắng, nên không cần qua công đoạn tẩy, giúp cho lụa đạt chất lượng tốt hơn. Giống tằm thế hệ mới của Trung Quốc cũng cho sợi kén dài hơn, không bị đứt mảnh, năng suất tơ cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Nhịp sống thị trường