MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế

22-09-2024 - 00:04 AM | Lifestyle

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế

Đây là điểm du lịch khám phá nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng nên đến một lần trong đời.

Kiệt tác trong lòng núi

Động Thiên Đường hay hang Thiên Đường là hang động đẹp nổi tiếng thuộc vùng núi đá vôi của hệ sinh thái vườn Quốc giahhoàng cugn Phong Nha - Kẻ Bàng tại Quảng Bình. Đây là vùng đất tuyệt đẹp với hàng trăm kiệt tác hang động đẹp, hoang sơ, độc đáo làm say lòng người. 

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 1.

Động thiên đường tọa lạc tại "vương quốc hang động" đẹp nhất Việt Nam

Động Thiên Đường được phát hiện vào năm 2005, rồi được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá. Hang động có tổng chiều dài là 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m và nơi rộng nhất lên đến 150m.

Động có chiều cao từ đáy lên đến trần động là khoảng 60 - 80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á và cũng là một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát trên toàn thế giới, vẻ đẹp tráng lệ hơn cả động Phong Nha. Vì vậy mới được đặt tên động là Thiên Đường

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 2.

Động thiên đường được đánh giá là một trong những hang động kỳ vĩ nhất thế giới mà Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh từng khảo sát

Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ đầy huyền ảo khiến du khách đến đây ngỡ lạc vào một thiên cung nơi trần thế. Vì vậy mà động được đặt tên là Thiên đường, tên tiếng anh là Paradise Cave.

Động Thiên Đường được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập 2 kỷ lục là: "Động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất Việt Nam" và "Động có cầu gỗ dài nhất Việt Nam". Bên cạnh đó, hang động này cũng được Hội đồng Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là "Hang động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất châu Á".

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 3.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 4.

Động Thiên Đường mang vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ đúng như tên gọi

Khám phá hang động tuyệt mỹ

Động Thiên Đường mang vẻ đẹp của những nhũ đá, măng đá lạ mắt theo tính toán của các nhà khoa học để hình thành nên động này cần khoảng 35 - 36 triệu năm.

Khí hậu tại Động Thiên Đường thuộc dạng chuyển giao giữa Bắc và Nam, phân hoá thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 4 – tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ 9 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 5.

Vẻ đẹp huyền diệu đầy ma mị của động Thiên đường làm say đắm bao du khách phương xa

Về phương thức di chuyển, từ thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), du khách có thể bắt taxi hoặc xe ôm công nghệ để đến Động Thiên Đường. Nếu tự lái xe thì dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ phải đi qua quãng đường dài 68 km.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 6.

Vào cổng du khách có thể chọn đi bộ xuyên rừng Phong Nha hoặc đi xe điện để đến cửa động

Trải nghiệm diệu kỳ

Đến thăm Động Thiên Đường, du khách nhất định phải trải nghiệm những điều tuyệt vời như:

Chinh phục hệ thống 500 bậc thang đá

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 7.

Để vào được động, bạn phải chinh phục hết 500 bậc thang nhân tạo bằng đá. Những bậc đá này chạy quanh triền núi, dẫn lối cho du khách vào tham quan động. Bậc thang được xây dựng sau khi hang động được phát hiện, giúp du khách dễ dàng hơn trong việc tiếp cận động.

Chiêm ngưỡng hệ thống thạch nhũ có 1 không 2

Đến nơi đây, du khách sẽ phải choáng ngợp trước sự lung linh, tráng lệ của những khối măng đá, nhũ đá đã có hàng nghìn năm tuổi. Những khối đá này đa dạng với nhiều hình thù khác nhau, phản chiếu ánh sáng mang lại sự ma mị, đầy kỳ bí.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 8.

Đặc biệt, những khối đá trong động cũng được có tên rất mỹ miều như: Cung Thạch Hoa Viên, Cung Giao Trì, Cung Quần Tiên, Cung Quảng Hàn,... Chính bởi vẻ đẹp tráng lệ huyền ảo bậc nhất như vậy, Động Thiên Đường còn được mệnh danh là “cung điện trong lòng đất”.

Trải nghiệm cầu thang gỗ dưới lòng đất

Hệ thống cầu thang gỗ dài hơn 1.000 m từng xác lập kỷ lục sẽ đưa du khách vào tham quan động tuyệt mĩ này.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 9.

Khám phá suối ngầm, trầm trồ với giếng trời

Du khách đến đây nhất định không nên bỏ qua trải nghiệm đi thuyền kayak để tham quan khu vực suối ngầm trong động.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 10.

Động Thiên Đường tuyệt mỹ qua góc nhìn từ thuyền lên

Còn Giếng Trời tại đây tựa như điểm giao thoa giữa đất và trời. Từ Giếng Trời, ánh sáng mặt trời soi rọi tạo thành một cột sáng khổng lồ. Ánh sáng rực rỡ từ trần động xuống lòng hang làm không gian thêm phần kỳ ảo, mang cho du khách cảm nhận vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Việt Nam có 1 “cung điện trong lòng đất” từng xác lập nhiều kỷ lục: vẻ đẹp kỳ bí từa thiên đường nơi trần thế- Ảnh 11.

Thông thường, các hang động khác sử dụng hệ thống ánh sáng nhiều màu sắc tạo nên vẻ huyền ảo. Nhưng hệ thống ánh sáng soi đường trong động Thiên Đường không sử dụng ánh sáng màu để chiếu sáng các khối thạch nhũ mà hoàn toàn sử dụng ánh sáng trắng. Qua đó, toàn bộ nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ của động được lột tả chân thực.

Mặc dù được đưa vào khai thác du lịch mới vài năm nhưng động Thiên Đường là địa chỉ hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Quảng Bình.

Lưu Ly

Đời sống pháp luật

Trở lên trên