Ngày đầu hàng quán mở lại loại hình bán mang đi: Người dân vừa mừng vừa lo
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị. (Ảnh: Mofa)
TPHCM vừa cho phép hàng quán được bán mang đi. Nhiều chủ quán “vui buồn lẫn lộn” trước quy định được hoạt động trở lại.
- 09-09-2021Bộ Tài chính giải đáp về những vướng mắc trong quy định đánh thuế thép còn tồn đọng
- 09-09-2021Thủ tướng: "Không có quốc gia nào an toàn khi các quốc gia khác vẫn còn phải chống dịch COVID-19"
- 09-09-2021Nhìn lại tỷ lệ sở hữu xe 4 bánh ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô?
Nghe ngóng
Ngày 9/9, hàng quán tại TPHCM được phép kinh doanh trở lại dưới hình thức “take away” (bán mang đi). Tuy nhiên ghi nhận tại nhiều tuyến đường như Nguyễn Văn Luông (quận 6), Hai Bà Trưng (quận 1), Điện Biên Phủ (quận 3)… đa số các cửa hàng kinh doanh vẫn chưa hoạt động trở lại.
Anh Đình Toàn (kinh doanh quán chay, quận 3) chia sẻ, nghe tin được mở bán trở lại nên mừng lắm. Anh đang liên hệ với bạn hàng để lấy nguyên liệu, đăng ký với hãng công nghệ để kết nối với shipper giao hàng online.
“Tôi thuê mặt bằng trong hẻm nhỏ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa với giá hơn 20 triệu đồng/tháng. Khi Thành phố giãn cách, mình vẫn bán được online và tự đi giao hàng nên vẫn ráng cầm cự. Tuy nhiên từ khi ngưng shipper giao hàng, hàng quán không được bán mang về thì mình khó khăn thật sự. Nay nghe được bán lại nên mừng lắm, tôi sẽ cố gắng thực hiện 5K, cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch” – anh Toàn bộc bạch.
Nhiều chủ cửa hàng lau dọn hàng quán để bán trở lại
“Tôi rất muốn bán trở lại vì ở không cũng buồn. Tuy nhiên chưa biết cách thực hiện thế nào, tôi đang chờ địa phương hướng dẫn” – chị Thu Hoài (kinh doanh thức ăn vặt, ngụ quận Bình Thạnh) nói.
Cũng theo chị Hoài, chị và người nhà đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa COVID-19. Do đó rất thiết tha được đi làm, bán buôn trở lại. “Trong khi nhu cầu ăn uống của khách hàng là có, mình cũng muốn kiếm đồng ra đồng vào. Dù biết sẽ còn nhiều khó khăn trong thời gian tới nhưng cố thôi, bán từ từ chờ hết giãn cách” – người phụ nữ có hơn chục năm mưu sinh ở Sài Gòn chia sẻ.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Bé Thi (ngụ phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) thì lại chưa nắm rõ quy định cửa hàng nào được bán trở lại. “Tôi tưởng Thành phố chỉ cho phép quận 7 và huyện Củ Chi được mở bán lại; nếu được mở rộng hơn thì là hàng quán ở “vùng xanh”, còn mình “vùng đỏ” không biết có được bán không. Tuy nhiên, nếu được bán trở lại thì tôi cũng phải xem hàng quán xung quanh kinh doanh thế nào rồi mới quyết định” – bà Thi nói.
Nhiều cái khó
Để được mở “bán mang đi”, các cơ sở kinh doanh phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”; kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến và giao qua shipper; cơ sở phải đăng ký kinh doanh với địa phương để được cấp giấy đi đường; đảm bảo lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin ngừa COVID-19 và test nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người; thời gian hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
Tuy nhiên, một số chủ hàng vẫn lo lắng vì phải đáp ứng nhiều tiêu chí để "bán mang đi", trong khi hiệu quả bán hàng có thể không cao. |
“Tôi muốn bán trở lại nhưng không thể lo cho 2 nhân viên “3 tại chỗ”, chưa kể chi phí xét nghiệm 2 ngày/lần cũng khó khăn cho tôi. Chưa kể, việc mua nguyên vật liệu thời điểm này cũng khó khăn do các doanh nghiệp, chợ, cửa hàng đều tạm ngưng hoạt động. Giá nhiều nguyên liệu tăng cao kéo theo phần ăn cũng tăng lên, khách sẽ không đặt hàng” – ông Bảy Thu (kinh doanh bún bò, bánh cuốn ở TP Thủ Đức) lo lắng. |
“Mỗi ngày đều xét nghiệm COVID-19 thì căng quá, tôi bị viêm xoang, mỗi lần “chọt mũi” là nghẹt mũi khó thở, nước mũi chảy cả ngày. Nhân viên cũng áp lực khi phải ở lại, xét nghiệm thường xuyên nên tạm thời, tôi chờ đến hết ngày 15/9 rồi tính tiếp” – chị Trang (ngụ quận 6) nói.
Vấn đề khó tìm shipper, shipper chỉ được giao hàng nội quận cũng gây nhiều khó khăn cho chủ cửa hàng. “Bán trong quận thì không được bao nhiêu đơn hàng, chưa kể còn phải chia phần trăm cho shipper. Chưa kể shipper thời điểm này khan hiếm, giá cả tăng cao nên khách hàng ngại mua hàng. Theo tính toán của tôi, nếu bình thường bán một ly trà sữa giá trung bình 25.000 đồng, thì nay giá phải tăng gấp đôi do nguyên liệu tăng; chưa kể phí ship. Tính ra, một ly trà sữa đến tay khách hàng giá không dưới 70.000 đồng” – chị Bình (kinh doanh trà sữa, ngụ quận 7) tính toán.
Đại diện một ứng dụng công nghệ cho hay, hiện nay nhu cầu cần giao hàng của người dân quá lớn, số lượng shipper được cấp phép còn hạn chế dẫn đến chênh lệch cung cầu, ảnh hưởng tới giá ship. Nếu số shipper nhiều hơn, phí ship giảm xuống, đồng thời phục vụ giao hàng nhanh hơn.
Tiền phong