MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam là nền kinh tế kiên cường nhất trước khủng hoảng Covid-19

"Để tận dụng điều này, Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý và thủ tục hành chính để giúp khu vực trong nước giải quyết các thách thức hiện tại. Bên cạnh đó là theo dõi các cải cách kinh tế để thu hút FDI, cùng với việc thúc đẩy phát triển công nghệ cao và hạ tầng hiện đại" - các chuyên gia của Trung tâm Asean-Nhật Bản nhận xét.

Business Times nhận định: Việt Nam được coi là nền kinh tế kiên cường nhất trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19. Các nhà kinh tế của Rabobank - Raphie Hayat và Ralph van Mechelen - đã viết trong một báo cáo vào ngày 18/5, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ những căng thẳng gia tăng hơn nữa giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Việt Nam có thể nổi lên từ cuộc khủng hoảng Covid-19 với sự tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á, nhưng rủi ro giảm cũng rất cao, Tập đoàn tài chính Hà Lan Rabobank đã cảnh báo. Nền kinh tế Việt Nam vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng dương vào năm 2020" - báo cáo nói.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố gần đây của Trung tâm Asean-Nhật Bản có tên "Chuỗi giá trị toàn cầu tại Asean: Việt Nam", hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng (69 tỷ USD năm 2019), tương đương với chỉ 1/4 giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa (260 tỷ USD). Điều này đặt ra nhiều thách thức chiến lược cho sự phát triển.

Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang tăng lên, đóng góp về mặt giá trị gia tăng cho nền kinh tế chỉ chiếm 12% GDP, thấp so với mức trung bình của Asean là 33%.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang ồ ạt đổ vào Việt Nam, đặc biệt là FDI xuất khẩu, đồng nghĩa với việc Việt Nam đã trở thành một điểm đến ưa thích cho sản xuất chế biến xuất khẩu - Trung tâm Asean-Nhật Bản nhận xét.

Việt Nam là nền kinh tế kiên cường nhất trước khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia của Trung tâm này, tác động của FDI cũng như xuất khẩu đến nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào cơ cấu giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, ngành thứ cấp (sản xuất), đặc biệt là ngành thực phẩm và đồ uống, thể hiện điều đó rõ nhất.

Trong thời gian gần 3 thập kỷ, tỷ lệ đóng góp của khu vực nước ngoài vào giá trị gia tăng xuất khẩu từ Việt Nam dao động từ 23-42%, sau đó ổn định ở mức 32%- 33%.

"Có một mối quan hệ giữa tốc độ tăng của dòng vốn FDI và sự tăng cường tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, và cả hai điều này tạo ra lợi ích cho nền kinh tế" - các chuyên gia cho biết. "Để tận dụng điều này, Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý và thủ tục hành chính để giúp khu vực trong nước giải quyết các thách thức hiện tại. Bên cạnh đó là theo dõi các cải cách kinh tế để thu hút FDI, cùng với việc thúc đẩy phát triển công nghệ cao và hạ tầng hiện đại". 

Hoàng An

Business Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên