Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai thế giới
Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới. Giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
- 23-07-2023Tại sao lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu?
- 22-07-2023Ấn Độ cấm xuất khẩu, cơ hội cho gạo Việt?
- 22-07-2023Chanh dây tươi, dừa Việt sắp xuất khẩu chính ngạch sang Úc, Trung Quốc
Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Kết nối sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh.
Hiện tôm Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường lớn gồm: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ Đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm ngoái... cũng lập kỷ lục khi đạt 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt 656.000 ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó diện tích tôm sú 605.000 ha, tôm thẻ chân trắng 51.000 ha. Sản lượng tôm nước lợ của cả nước đạt 467.000 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,546 tỷ USD, giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 35,9% so với kế hoạch năm 2023 (4,3 tỷ USD). Riêng trong tháng 6 xuất khẩu tôm đạt 328,9 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ chậm; lạm phát và lãi suất tăng cao tại Mỹ, EU, Hàn Quốc; tồn kho nhiều, các nhà nhập khẩu ráo riết giải phóng hàng tồn; các nước Indonesia, Ecuador thu hoạch sớm tôm với sản lượng và kích cỡ tôm cạnh tranh với tôm Việt Nam.
Ngoài ra, ngành tôm hiện cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh; nguồn giống còn bị phụ thuộc nhiều, khó kiểm soát chất lượng; hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; liên kết chuỗi sản xuất chưa chặt chẽ, hiệu quả…
Trong 6 tháng cuối năm nay, ngành tôm tập trung tiếp tục duy trì diện tích nuôi, thả bổ sung diện tích đã thu hoạch theo kế hoạch. Cụ thể, sản lượng 6 tháng cuối năm 2023 đặt mục tiêu đạt 563.000 tấn.
Để đảm bảo sản lượng các tháng cuối năm, ngành tôm đã đề ra các giải pháp như: duy trì sản xuất, ổn định tâm lý người nuôi, không thu hoạch ồ ạt; hướng dẫn kỹ thuật phù hợp điều kiện, bối cảnh hiện tại theo hướng mật độ thả có thể giảm, cỡ thu hoạch lớn kết hợp các giải pháp giảm chi phí đầu vào; đồng thời tập trung các giải pháp cấp bách như: giảm các chi phí trung gian, thức ăn, vật tư đầu vào, giảm giá thành sản phẩm để duy trì sản xuất và đảm bảo kế hoạch của năm.
VTV
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư