MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam nắm giữ một loại ‘bảo bối’ khiến Campuchia liên tục bỏ tiền săn đón: Thu về hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm, giá rẻ bất ngờ

26-12-2023 - 14:14 PM | Thị trường

Quốc gia láng giềng đang liên tục tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Việt Nam nắm giữ một loại ‘bảo bối’ khiến Campuchia liên tục bỏ tiền săn đón: Thu về hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm, giá rẻ bất ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, với đặc điểm tự nhiên, điều kiện canh tác và thói quen tiêu dùng có nhiều tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với khoảng cách địa lý gần, Campuchia là thị trường quan trọng của phân bón Việt Nam với nhu cầu sử dụng cho các loại cây trồng ở mức cao. Phân bón là mặt hàng liên tục gặp nhiều biến động trong thời gian qua, nhất là sau khi Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế xuất khẩu vào cuối tháng 8/2023.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 11/2023, nước ta xuất khẩu 84.215 tấn phân bón các loại, thu về hơn 37,5 triệu USD, giảm 21% về lượng và giảm 23% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 11 tháng đầu năm nay, ngành phân bón đã thu về hơn 577,4 triệu USD từ xuất khẩu hơn 1,38 triệu tấn, giảm 14,5% về khối lượng và giảm 44% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nắm giữ một loại ‘bảo bối’ khiến Campuchia liên tục bỏ tiền săn đón: Thu về hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm, giá rẻ bất ngờ - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu trung bình 417,4 USD/tấn, giảm 34,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dù xuất khẩu sụt giảm tuy nhiên ngành phân bón vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực từ thị trường chủ đạo là Campuchia. 11 tháng đầu năm, quốc gia này đã chi hơn 208 triệu USD để nhập khẩu 495.458 tấn phân bón từ Việt Nam, tăng 12,8% về lượng nhưng giảm 10,2% về kim ngạch. Giá xuất khẩu sang Campuchia đạt 420 USD/tấn, giảm 20% so với năm trước. Nếu như năm 2022, xuất khẩu phân bón sang Campuchia chỉ đạt tỷ trọng 27% thì nay đã tăng lên 36%.

Việt Nam nắm giữ một loại ‘bảo bối’ khiến Campuchia liên tục bỏ tiền săn đón: Thu về hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm, giá rẻ bất ngờ - Ảnh 3.

Bên cạnh Campuchia, phân bón Việt Nam còn được xuất sang các quốc gia châu Á khác như Malaysia, Myanmar, Philippines,… với tỉ trọng lần lượt là 5,1%; 4,2% và 4,1%.

Trong năm 2022, Việt Nam đã thu về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu phân bón với hơn 1,75 triệu tấn, tăng mạnh đến 96% về trị giá so với năm 2021. Nguyên nhân là do giá phân bón biến động mạnh trước thị trường thế giới sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Cũng trong năm 2022, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tổng sản lượng phân bón sản xuất trong nước đã đạt khoảng 7,5 triệu tấn, cả nước có 468 nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, tổng công suất thiết kế 4,7 triệu tấn, tăng 4,4 lần so với năm 2017. Ở chiều nhập khẩu, nước ta đã nhập khẩu hơn 3 triệu tấn phân bón từ 51 quốc gia, kim ngạch 1,6 tỷ USD. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho biết nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta khoảng 11 triệu tấn/năm.

Theo các chuyên gia phân bón, do vụ Đông Xuân năm nay bắt đầu chậm hơn các năm trước đây nên nhu cầu phân bón, nhất là phân ure sẽ tăng cao trong quý I/2024 khi bước vào chính vụ. Vì vậy, đây sẽ là yếu tố khiến giá phân ure ở trong nước có thể tăng.

Bên cạnh đó, trong tháng 12 này, lượng phân bón nhập khẩu dự kiến chỉ đạt khoảng 10 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn so với tháng trước đó. Trong khi đó, sản xuất phân bón trong nước tháng 12 ước đạt 200 nghìn tấn, giảm 10 nghìn tấn so với tháng 11. Vì vậy, tồn kho phân bón cho tháng 1/2024 cũng không nhiều nên đây cũng là yếu tố có thể khiến giá phân ure có thể tăng khi nhu cầu phân bón tăng, tuy nhiên mức tăng vẫn ở mức có thể kiểm soát.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên