Việt Nam nằm trong nhóm nước đầu tiên đệ trình NDC cam kết chống biến đổi khí hậu
Mới đây, Chính phủ phối hợp cùng Liên Hợp quốc (UNDP) khởi động dự án "Hỗ trợ xây dựng và phát triển kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP)", do Quỹ Tài chính xanh (GCF) tài trợ 1,7 triệu USD.
- 30-01-20215 trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ ốm đau
- 30-01-2021Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng đầu năm tăng hơn 22.2%
- 29-01-2021Nikkei Asia: Việt Nam thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất chip trong nền kinh tế số
Với đường bờ biển dài và đồng bằng châu thổ rộng lớn, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Tác động kép từ những hiện tượng cực đoan này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, thậm chí là cản trở tiến trình phát triển của đất nước.
Theo UNDP, hàng loạt cơn bão đổ bộ vào miền Trung trong tháng 10/2020 đã gây ra thiệt hại ước tính lên đến 734,67 triệu USD. Trong bối cảnh đó, chương trình càng thể hiện quyết tâm cao độ của chính phủ trong việc xây dựng hệ thống nền tảng nhằm giải quyết những rủi ro của biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội thảo khởi động chương trình, TS. Tăng Thế Cường khẳng định, "việc xây dựng và thực hiện NAP có ý nghĩa to lớn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thúc đẩy cộng đồng tham gia thực hiện các mục tiêu được xác định trong Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) mới được cập nhật".
Bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nói thêm: "Đây là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế, tận dụng công nghệ tiên tiến cho hầu hết các nhóm dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu để thích ứng và phát triển xanh, bền vững hơn".
Chương trình kéo dài trong 2 năm với sự phối hợp chặt chẽ từ 5 bộ, đại diện cho các lĩnh vực ưu tiên. Trên cơ sở đó, chương trình đưa ra 3 mục tiêu cụ thể. Một là nâng cao năng lực tích hợp dữ liệu, chuẩn bị cho NAP, phù hợp với đánh giá NDC.
Hai là lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển quốc gia, địa phương, ngành và dự toán ngân sách của các lĩnh vực ưu tiên với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Ba là vận hành cơ chế giám sát và đánh giá dựa trên kết quả.
Dựa trên đó, Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống tích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả vào các quy trình quản lý của chính phủ trong những lĩnh vực ưu tiên, đồng thời thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc thực hiện NAP.
Những điều này đang cho thấy nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Theo UNDP, Việt Nam đã nằm trong nhóm quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương đệ trình NDC sửa đổi đến cam kết chống biến đổi khí hậu vào tháng 9/2020. Việt Nam vẫn đang hành động từng ngày, thông qua hợp tác để hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.