Việt Nam phấn đấu đưa giá thuốc xuống thấp nhất ASEAN
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hiện nay giá thuốc của Việt Nam vẫn cao hơn 1 nước ASEAN, đồng thời yêu cầu phấn đấu giá thuốc thấp nhất khu vực.
- 10-08-2018Xử phạt các công ty dược vi phạm hành chính về thuốc
- 09-08-2018"Bêu tên" 50 công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng
- 30-07-2018Kiểm tra 3 căn nhà, phát hiện hàng chục ngàn bao thuốc lá nhập lậu
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc diễn ra sáng nay (24/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đây là buổi quán triệt việc ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở bán thuốc. Triển khai quyết liệt cơ sở y tế để sau mấy năm sẽ quản lý được việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
Triển khai kết nối quản lý toàn bộ hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, bán thuốc tại Việt Nam thuộc hàng lỏng lẻo nhất thế giới, ở đâu cũng mua được kháng sinh... Hiện có tới hơn 22.000 loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thông dụng tại các quầy thuốc bán lẻ, không thể kiểm soát được.
Cần phải khắc phục bằng cách kết nối các nhà thuốc lại, sẽ có thêm dữ liệu để quản lý, các nhà thuốc có thêm công cụ tối ưu hoá việc kinh doanh, lợi nhất là người dân bởi họ biết được chất lượng thế nào, nguồn gốc, hạn sử dụng ra sao....và có thể so sánh giá thuốc của nhiều nhà thuốc, ông Vũ Đức Đam nêu rõ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. |
Phó Thủ tướng cũng thông tin thêm, hiện nay thuốc của Việt Nam vẫn cao hơn 1 nước ASEAN, đồng thời yêu cầu thực hiện mục tiêu phấn đấu giá thuốc thấp nhất khu vực. |
Hết năm 2018, sẽ triển khai hết các nhà thuốc, đến 2019 triển khai tại các tủ thuốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.
Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) - đơn vị đồng hành cùng Bộ Y tế xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT để kết nối cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc - cho rằng, sự kiện khai trương ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc một lần nữa khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ, Bộ Y tế trong việc tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới, đột phá để xây dựng một nền y tế ưu việt, lấy người dân làm trung tâm, cải cách toàn diện hệ thống quản lý để theo kịp xu hướng mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Phó Tổng giám đốc Viettel khẳng định, ứng dụng CNTT sẽ trở thành công cụ đắc lực, giúp giải quyết được 2 vấn đề lớn là kết nối người dân với cơ sở y tế, cán bộ y tế và chia sẻ những thông tin chính xác, kịp thời, các công việc thường nhật được dần điện tử hóa.
Chủ nhà thuốc có thể giảm thiểu từ 50 – 70% thời gian quản lý kiểm đếm kho, quản lý hóa đơn, doanh thu, mỗi giao dịch chỉ cần từ 30 giây đến 1 phút. Với cơ quan quản lý, 100% báo cáo các cấp được xóa bỏ, việc dự trù, lập kế hoạch, điều phối thuốc, quản lý số liệu được được thực hiện theo thời gian thực từ bất kể nơi đâu, bất kể lúc nào, ông Sơn cho biết.
Việt Nam phấn đấu giá thuốc thấp nhất ASEAN. (Ảnh minh họa: KT) |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu bảo đảm cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. |
Đến nay nhiều chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 đã sớm hoàn thành, trong đó, mạng lưới kinh doanh dược đã phát triển mạnh mẽ; góp phần đảm bảo quyền của người dân được tiếp cận thuốcvới chất lượng tốt, giá cả hợp lý.Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng hiện hữu. Bên cạnh đó, vẫn còn có tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượngtrên thị trường. Hệ thống phân phối thuốc còn trải qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn khi truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thuốc.
Ứng dụng CNTT kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc được coi là là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc; cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuốc, Bộ trưởng Y tế đánh giá.
Qua triển khai thí điểm tại các địa phương: Từ 4 tỉnh đầu tiên tham gia vào quá trình triển khai thí điểm là Phú Thọ, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định cho đến nay đã có tổng cộng 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tham gia vào hệ thống liên thông kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốcvà quản lý được hơn 22.000 đơn thuốc và đem lại kết quả rất tốt.
VOV