Việt Nam quan hệ “buôn bán” ra sao với các nền kinh tế G20?
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh Mỹ hiện đang là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trong nhóm G20. Trong 7 tháng năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang nước này 21,3 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này 4,5 tỷ USD.
- 07-09-2016Habeco và Sabeco sắp lên sàn, nhưng yêu cầu sau của Bộ Tài chính có thể khiến hai ông lớn ngành bia… mất giá
- 07-09-2016Nhật Bản cung cấp khoản vốn vay ODA 11 tỷ yen cho Việt Nam
- 07-09-2016'Việt Nam chưa giàu đã già'
G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP) và Liên minh châu Âu (EU).
G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hoá với các nước thuộc nhóm các nền kinh tế lớn (G20) chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và có chiều hướng tăng dần.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và G20 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm đến 77% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên G20 đạt 75,22 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 77,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng thủy sản…
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước G20 trong 7 tháng/2016 là 73,20 tỷ USD, giảm 1,7% so với 7 tháng/2015 và chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường G20 trong 2 quý đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước 1,24 tỷ USD về số tuyệt đối chủ yếu do trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chủ lực giảm như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 967 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 387 triệu USD; sắt thép các loại giảm 14 triệu USD…
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Về các đối tác trong G20: Trong 7 tháng/2016, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 38,18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 10,8 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này đạt 27,3 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn duy trì mức nhập siêu trong nhiều năm liên tiếp.
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh Mỹ hiện đang là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trong nhóm G20. Trong 7 tháng năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang nước này 21,3 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này 4,5 tỷ USD.
Trong quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam liên tục xuất siêu với giá trị khá lớn. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bao gồm: Giày dép các loại; máy tính, linh kiện điện tử; máy móc thiết bị phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; thủy sản; dệt may; gỗ...
BizLIVE