Việt Nam sắp đón "bão" đầu tư nước ngoài
Danh sách các doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một tăng, do đó, chuẩn bị hạ tầng để đón sóng đầu tư về Việt Nam là hoàn toàn thiết thực.
BĐS công nghiệp tăng trưởng ổn định đến cuối năm 2019
Theo Savills Việt Nam, Việt Nam đang có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.500 ha với đất công nghiệp 65.600 ha. Trong đó, 251 khu công nghiệp đã hoạt động với gần 61.000 ha, 74% lấp đầy; 75 khu công nghiệp với 29.300 ha, đang xây dựng và đề bù, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.
Các chuyên gia nghiên cứu của Savills cho biết, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới như: EVTFA (hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định cải cách kinh tế toàn diện xuyên Thái Bình Dương) và RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện) cũng được kỳ vọng hoàn tất cuối năm 2019, đã mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam.
Theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm 2019, nguồn vốn chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á. Cụ thể, HongKong gồm: Goertek đầu tư 260 triệu USD vào khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), Meiko Eletronics Vietnam Co., Ltd đầu tư 200 triệu USD vào Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội).
Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển của Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An.
Những công ty đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Goertek (HongKong) về sản suất tai nghe và linh kiện điện thoại sẽ di dời sang Bắc Ninh; TLC (Trung Quốc) về điện tử, tivi sẽ di dời sang Bình Dương.
Những công ty đang xem xét di dời, gồm: Foxconn (Đài Loan); Lenovo (Trung Quốc); Sharp, Kyocera, Nintendo, Asics (Nhật Bản).
Cơ hội nào cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam?
Được xem là "lựa chọn hàng đầu" cho các nhà sản xuất muốn dịch chuyển ra khỏi thị trường Trung Quốc, khi Thái Nguyên đang là "đất lành" của hàng loạt ông lớn như: Samsung Thái Nguyên, tập đoàn Masan,…vì vậy, Thái Nguyên đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam.
Nắm bắt cơ hội này, Apec Group đang hoàn tất các thủ tục pháp lý và gấp rút giải phóng mặt bằng để rộng cửa cho các nhà đầu tư vào Thái Nguyên.
Tọa lạc trên tuyến đường tỉnh lộ 266, cách đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn (Đường cao tốc 07) 1,3 km - Trên tuyến có 6 nút giao thông (giao Quốc lộ 1A, giao Quốc lộ 18, Sóc Sơn, Yên Bình (Km41+800, Phổ Yên), Sông Công (Km53+000), Tân Lập), khu công nghiệp Điềm Thụy có giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối, rất phù hợp để các nhà đầu tư chọn lựa làm nhà máy, công xưởng.
Mô hình Khu công nghiệp - dịch vụ Điềm Thụy là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với dịch vụ, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN, tạo được sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Vì vậy, ngoài khu chức năng là khu sản xuất công nghiệp còn có các khu chức năng khác, như các khu dịch vụ có thể kinh doanh các loại hình: Nhà hàng, cà phê, nhà trẻ, gym, spa, xông hơi...và các khu công viên, hồ cảnh quan…để tạo một môi trường sống và làm việc đẳng cấp cho chuyên gia nước ngoài, quản lý cấp cao, người lao động…
Toàn dự án có tổng diện tích 170ha trong đó, có 101.7ha đất dành cho xây dựng nhà máy, còn lại là quỹ đất trung tâm điều hành và dịch vụ, đất cây xanh giao thông, bến bãi phục vụ cho khu công nghiệp.
Sơ đồ mặt bằng KCN Apec Điềm Thụy Thái Nguyên
Khu công nghiệp Điềm Thụy hưởng lợi từ hạ tầng sẵn có và được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để phát triển một khu công nghiệp hiện đại, trong đó phải kể đến hệ thống đường tỉnh lộ hai làn đường rộng 82m; Hệ thống đường nội khu rộng từ 20m – 36m, hệ thống điện, hệ thống nước mưa – nước thải riêng, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn, bảo vệ an ninh trật tự, tài chính ngân hàng…
Khu công nghiệp Điềm Thụy được UBND tỉnh Thái Nguyên và Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên cho phép tiếp nhận các ngành nghề ô nhiễm. Khu công nghiệp Điềm Thụy sẽ được chia thành các phân khu riêng biệt thích hợp với các ngành nghề theo từng mức độ ô nhiễm.
Nhà đầu tư sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ hoàn tất nhanh chóng toàn bộ các thủ tục xin giấy phép đầu tư, mã số thuế, con dấu... vv , theo phương thức "một cửa".
Những lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi,… cùng với mục tiêu chiến lược trở thành khu công nghiệp – dịch vụ theo hướng hiện đại, khu công nghiệp Điềm Thụy là nơi làm việc lý tưởng cho chuyên gia nước ngoài và công nhân tại các nhà máy.