MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam sẽ hút thêm nhà đầu tư châu Âu, Ấn Độ, Mỹ và từ một đối tác quan trọng

Financial Times nhìn lại, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á vào năm ngoái.

Trả lời báo Financial Times (Anh), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Việt Nam cần thực hiện các bước quyết liệt để đạt được các mục tiêu kinh tế trong năm nay, đồng thời cảnh báo rằng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của chúng ta phải cố gắng để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh đơn hàng giảm mạnh.

Financial Times nhìn lại, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á vào năm ngoái, tăng trưởng hơn 8%, tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong quý đầu tiên của năm 2023 xuống còn 3,3%, từ mức 5,9% trong quý 4 năm ngoái. Tốc độ này bị ảnh hưởng bởi “bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm và lạm phát cao đã cắt giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (của Việt Nam - PV)” - Financial Times nêu.

“Chúng tôi dựa vào nhu cầu của thế giới đối với các sản phẩm Việt Nam, mà hiện nhu cầu này đang gặp rất nhiều khó khăn”, ông Hồ Đức Phớc nói với Financial Times.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết thêm rằng xung đột ở Ukraine đã làm tăng giá xăng dầu và giá tiêu dùng, gây áp lực lên chi phí đầu vào sản xuất và thương mại, dẫn làm giảm nhu cầu của người mua. “Đơn đặt hàng của chúng tôi từ các đối tác quốc tế đã giảm mạnh”, Financial Times trích lời ông Phớc.

Ông cho biết chính phủ đang nhắm mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 6 đến 6,5%, sau mức tăng trưởng nửa đầu năm được dự đoán là khoảng 4%.

“Trong sáu tháng tới, chúng tôi có thể sẽ [thực hiện] các bước tích cực để đạt được mục tiêu đó”, ông nói, đồng thời nêu dẫn chứng các giải pháp như gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm thuế giá trị gia tăng và thuế xăng dầu,  trong bối cảnh các đề xuất giúp giảm chi phí và thúc đẩy nhu cầu.

Ngân hàng Nhà nước trong tháng này đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, đây là lần giảm thứ tư trong năm nay.

Việt Nam sẽ hút thêm nhà đầu tư châu Âu, Ấn Độ, Mỹ và từ một đối tác quan trọng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đã giúp hàng chục triệu người thoát nghèo trong 30 năm qua, đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành nước có thu nhập trung bình.

Các chính sách cải cách được đưa ra vào cuối những năm 1980, được gọi là Đổi Mới, đã xóa bỏ kinh tế tập trung kế hoạch hóa, biến đất nước thành “một cường quốc sản xuất” sau nhiều thập kỷ thiếu thốn và chiến tranh.

Việt Nam cũng đang nổi lên như một nước hưởng lợi từ nỗ lực “kết giao”, khi các công ty tìm cách bảo vệ chuỗi cung ứng của họ khỏi căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh, nhờ vị trí gần trong khu vực và chi phí lao động thấp.

Ông Phớc cho biết môi trường kinh doanh “thuận lợi” của Việt Nam cũng là một sức hút lớn đối với doanh nghiệp, cũng như lực lượng lao động “dồi dào” và giá rẻ.

Ông nói: “Các nhà đầu tư của chúng tôi chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Chúng tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư đến từ Liên minh Châu Âu, Đức, Ấn Độ, Mỹ, Anh và thậm chí cả Trung Quốc”.

Các công ty bao gồm Samsung và Foxconn đã chuyển đến Việt Nam hoặc tăng cường hoạt động trong những năm gần đây. Đây là sự thay đổi được đẩy nhanh bởi chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, vốn đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu.

Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, vốn đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu từ các nhà sản xuất nước ngoài, đang gặp nhiều khó khăn. Nhiệt độ cực cao và lượng mưa thấp đã gây ra tình trạng cắt điện trên khắp miền Bắc trong những tuần gần đây.

“Việc cắt điện đang ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là một số khu công nghiệp”, Bộ trưởng cho biết và cam kết đầu tư mới vào lưới điện chạy bằng than và thủy điện, cũng như đường cao tốc, cảng biển và sân bay.

Theo Dy Khoa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên