Việt Nam sở hữu “gà đẻ trứng vàng” cực kỳ hút khách Trung Quốc: 9 tháng kiếm 1,4 tỷ USD từ thị trường tỷ dân, diện tích đứng thứ 5 thế giới
Đây là mặt hàng cực kỳ được lòng Trung Quốc khi tỷ trọng nhập khẩu chiếm đến hơn 80%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9 đạt 193.303 tấn với trị giá hơn 251 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính đến hết quý 3, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 1,87 tỷ USD với hơn 1,4 triệu tấn, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm mạnh 18,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.337 USD/tấn, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành cao su Việt Nam, đồng thời ghi nhận sản lượng nhập khẩu tăng vọt trong 3 quý đầu năm. Cụ thể trong tháng 9, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 156.341 tấn với trị giá hơn 204 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 12,9% về trị giá so với tháng 8/2023. Như vậy tính đến hết quý 3, xuất khẩu cao su sang thị trường tỷ dân thu về 1,44 tỷ USD, tăng 10,7% về sản lượng nhưng giảm đến 8,12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu ghi nhận xu hướng giảm, đạt 1.315 USD/tấn, giảm 20,53% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, cao su là mặt hàng luôn được Trung Quốc mạnh tay gom hàng, tính đến hết quý 3, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm đến 78% về lượng và chiếm 76,8% về trị giá trong tổng lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Trong năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân tới thị trường này đạt 1.490 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2021 và thấp nhất trong 5 quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu sang Trung Quốc.
Cũng trong năm 2022, Việt Nam chiếm 13,1% lượng cao-su và các sản phẩm từ cao-su nhập khẩu vào Trung Quốc, là nhà cung cấp lớn thứ hai, chỉ đứng sau Thái Lan với 28,3%. Riêng với mặt hàng cao-su tự nhiên, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 4 chiếm 10,2% thị phần. Trung Quốc đang có tham vọng đưa ngành sản xuất xe điện, xe hybrid và các nhà sản xuất ô tô, dẫn đến nhu cầu nhập cao su cho sản xuất lốp xe của nước này cũng đang lên cao.
Hiện nay ngành cao su của Việt Nam đang nắm giữ vị trí lớn thứ 5 về diện tích, đứng thứ 3 về sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới và dẫn đầu về năng suất trong khu vực châu Á với hoạt động xuất khẩu ba nhóm mặt hàng sản phẩm cao su là cao su thiên nhiên, gỗ và sản phẩm gỗ cao su duy trì mức tăng trưởng tích cực.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cao su khó có thể đạt được mục tiêu 3,5 tỷ USD, sẽ chỉ dừng ở mức 3 tỷ USD.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư