Việt Nam sở hữu 'loại quả từ thiên đường' khiến Trung Quốc mê không lối thoát, từ Á đến Âu coi như báu vật, xuất khẩu hàng nghìn tấn mỗi năm
Loại quả của Việt Nam được nhiều quốc gia yêu thích vì chất lượng hàng đầu và có giá trị dinh dưỡng cao.
- 17-11-2023Được công nhận chất lượng nhất thế giới, một loại 'quả vàng quả bạc’ của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc xếp hàng săn đón, chuẩn bị gia nhập câu lạc bộ tỷ USD
- 16-11-2023Xuất hiện loại quả 'ăn trứng, uống mật' đắt đỏ nhất Việt Nam, giá hơn 2 triệu đồng/kg có gì đặc biệt?
- 14-11-2023Một loại quả chỉ duy nhất Việt Nam xuất khẩu trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc mua ào ào dù giá cao, có người phải thốt lên 'độc nhất vô nhị'
- 11-11-2023Được người Mỹ ưa chuộng hơn hàng 'made in China', loại quả 'bá vương' của Việt Nam làm mưa làm gió xứ cờ hoa, thu về hàng chục triệu USD
Gấc Việt Nam trồng một lần, hái quả 10 năm
Ở Việt Nam, người ta thường trồng cây gấc trong nhà để lấy bóng mát cho sân. Phần thịt gấc màu đỏ đậm thường để làm xôi cho những dịp lễ hội. Gấc cũng được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Là loại cây lưu niên, gấc chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch hàng chục năm. Với những tiến bộ về giống và kỹ thuật trồng gấc hiện nay, năng suất gấc có thể lên tới trên 20 tấn quả/ha, thu nhập có thể lên đến 100-150 triệu đồng/ha. Gấc dễ trồng, dễ tiêu thụ, giá cả ổn định nên ở nhiều địa phương, nhiều nông dân chuyển sang trồng gấc quy mô gia trại đạt hiệu quả cao.
Miền Bắc có khoảng 18 tỉnh thành có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình, trồng phân tán và rãi rác. Năm 2018, diện tích canh tác nhiều và tập trung ở tỉnh Hải Dương với diện tích canh tác khoảng 500ha tận dụng; Thái Bình trên 100ha, Bắc Giang diện tích còn lại khoàng 120 ha, Hưng Yên diện tích khoảng 200 ha, các tỉnh còn lại ở Phía Bắc khoảng 150ha. Thời tiết khí hậu ở miền Bắc gấc chỉ cho trái từ tháng 8, 9 hàng năm và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm.
Tại miền Nam, các tỉnh trồng gấc như Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai,... Do thời tiết khí hậu ôn hòa, thuận lợi kết hợp với độ ẩm không khí cao, độ ẩm trong đất cao là yếu tố giúp cây gấc phát triển tốt, liên tục cho nên, gấc trồng ở khu vực này cho trái quanh năm.
Hiện nay, nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thảo dược của người tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt đối với các nước phát triển. Các sản phẩm từ trái gấc của Việt Nam đã chinh phục hơn 10 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Trong đó, Trung Quốc được coi là thị trường lớn và tiềm năng cho sản phẩm gấc của Việt Nam.
Ngoài ra, sản lượng gấc Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ước đạt bình quân 500 - 1.000 tấn/năm, vào Ấn Độ - nước đứng đầu về công nghệ chiết xuất tinh dầu - nhu cầu gấc sấy khô tương đối lớn, khoảng 11 ngàn tấn/năm, vào Nhật 4,2 triệu tấn/năm, vào Thái Lan khoảng 1 triệu tấn/năm, vào Châu Âu khoảng trên 2 triệu tấn/năm.
Người nước ngoài tìm cách trồng "loại quả đến từ thiên đường"
Hãng tin CGTN (Trung Quốc) từng có bài viết về loại trái cây Việt Nam độc đáo tạo nên cơn sốt ở nước này, cho biết, ở Trung Quốc những năm gần đây, có nhiều sản phẩm chiết xuất từ gấc và được ưa chuộng.
Do giá trị dinh dưỡng cao, gấc được mệnh danh là loại quả đến từ thiên đường.
Nông dân ở Đài Loan (Trung Quốc) You Zonghan cho biết: "Gấc có nhiều loại. Gấc ở Việt Nam và Thái Lan tròn và lớn hơn. Gấc ở Đài Loan thì nhỏ và có hình bầu dục. Loại gấc của Việt Nam nhiều thịt, mềm hơn và mùi nồng hơn."
Phải mất 6 năm, Trang trại Cải cách Nông nghiệp Đài Đông (Đài Loan, Trung Quốc) mới nhân giống được loài gấc bản địa đầu tiên.
Tờ Zaobao (Singapore) ghi lại tâm sự của một người nông dân 70 tuổi nâng niu cây gấc như báu vật: "Một ngày nọ, nhóm bạn của chúng tôi tới một hòn đảo xa xôi để nghỉ ngơi. Chúng tôi đã theo chân ông He tới trang trại của ông. Dưới tán cây rợp bóng xanh, lần đầu tiên tôi thấy loại quả quý hiếm này.
Những quả gấc được che bằng túi ni lông và lưới nhựa bên ngoài, ông He nói là để ngăn côn trùng và chim mổ. Quả gấc được mệnh danh là "quả từ thiên đường".
Tờ Orientaldaily (Malaysia) cho biết, dựa vào giá trị dinh dưỡng cao, quả gấc được nhiều người ưa chuộng, thậm chí còn có người trực tiếp đem về vườn trồng, không chỉ để lấy quả mà còn để trang trí cảnh quan.
Tại Malaysia, trước đây không có nhiều người biết đến gấc, nhưng do bị thu hút bởi công dụng của loại quả, mọi người bắt đầu tự trồng ở nhà.
Chị Chen Meibao ở Malaysia cho biết, sau khi biết đến gấc và được một người bạn cho uống thử nước từ quả gấc, chị đã đem giống về trồng ngay lập tức.
Ngoài khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ cũng đang ưa chuộng loại quả này. Tạp chí Sức khỏe của Mỹ từng viết cả một chuyên đề về trái gấc Việt Nam, với tiêu đề "Gấc, kho báu châu Á chứa đầy ắp chất chống ôxy hoá, cho sức khoẻ của bạn".
Theo các nhà khoa học, trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg carotene và 16mg lycopen. Các chất này là nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, làm sáng mắt, chống lão hoá, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc ...
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E (-cotopherol) có trong dầu gấc còn có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư