Việt Nam top 3 tăng người giàu: Còn bao nhiêu người giàu ngầm chưa ai biết?
Việt Nam xếp thứ 3 về tốc độ tăng trưởng số người siêu giàu, sau Trung Quốc và Bangladesh, theo xếp hạng mới nhất của tổ chức xếp hạng quốc tế Wealth-X.
- 06-09-2018Chuyên gia Phạm Chi Lan: Việt Nam cần tự lực chứ không nên quá phụ thuộc FDI
- 06-09-2018Giới siêu giàu Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ ba thế giới
-
Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
-
Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023
Báo cáo World Ultra Wealth Report của Wealth-X cho hay, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu giai đoạn 2012 - 2017, ở mức 12,7% mỗi năm, xếp sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%). Tiêu chí đánh giá của báo cáo là những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có tốc độ tăng nhanh nhất về số lượng người giàu.
Trao đổi với PV Infonet ngay sau khi báo cáo này được công bố, Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng việc số lượng người giàu của Việt Nam tăng lên là điều đáng mừng và có mặt tích cực. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang có môi trường kinh doanh năng động giúp cho tăng số lượng về người giàu.
TS. Lê Đăng Doanh cũng đặt câu hỏi liệu Wealth-X có đưa ra báo cáo đầy đủ về số lượng người giàu ở Việt Nam hay không, hay còn có những người siêu giàu khác nữa mà báo cáo này chưa cập nhật đến, nghĩa là những người giàu này không công khai tài sản.
Cũng theo ông Doanh, việc Wealth-X không công bố chi tiết về “con đường làm giàu” của các triệu phú USD của Việt Nam cũng khiến cho ông tỏ ra băn khoăn về con số công bố.
“Báo cáo không công bố những người giàu của Việt Nam đã giàu lên từ đâu. Nếu chỉ giàu lên từ công ty sân sau, rồi ăn chênh lệch giá đất,… thì điều này không đáng mừng lắm.
Nhưng nếu họ giàu lên nhờ vận dụng khoa học công nghệ, nhờ thế mà đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, có đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của đất nước và tăng trưởng kinh tế thì đấy là điều đáng mừng”- TS. Lê Đăng Doanh nói.
Trước đó, tại Hội thảo Đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều 05/09 tại Hà Nội, TS. Lê Đăng Doanh cũng đưa ra quan điểm của mình khi cho rằng muốn doanh nghiệp thực sự vào cuộc với Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) thì phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm.
Trở lại với báo cáo của Wealth-X, tổ chức này cho biết sau năm 2017 số lượng cá nhân siêu giàu toàn cầu đã tăng gần 13%, lên hơn 255.800 người, vượt xa mức 3,5% của năm 2016. Tổng tài sản của những người này đạt mức 31,5 nghìn tỷ USD.
Năm 2017, Mỹ vẫn là nền kinh tế có số người siêu giàu nhiều nhất thế giới, với gần 79.600 người. Theo sau là Nhật Bản, Trung Quốc và Đức.
Infonet