MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam-Trung Quốc vừa trao Thỏa thuận trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, đề cập 3 tuyến đường nào?

Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối đôi bên đã được trao.

Trao Thỏa thuận về hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn

Chiều 10/12, tại Nhà khách Điếu Ngư đài (Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Tại Phiên họp, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị đẩy nhanh kết nối đường sắt, ưu tiên triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, khôi phục tuyến vận tải liên vận đường sắt quốc tế giữa hai nước.

Việt Nam-Trung Quốc vừa trao Thỏa thuận trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, đề cập 3 tuyến đường nào?- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Việt Nam, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc coi trọng thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam phù hợp với nhu cầu, thế mạnh của hai bên.

Nhân dịp phiên họp, hai bên đã trao Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng).

Việt Nam-Trung Quốc vừa trao Thỏa thuận trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, đề cập 3 tuyến đường nào?- Ảnh 2.

Hai bên đã trao Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Trước đó, cũng trong ngày 10/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hàn Chính.

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị hai bên ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng).

Đáp lời, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hàn Chính bBày tỏ tán thành và đánh giá cao các ý kiến và đề xuất của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn,

Ưu tiên triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt - Trung

Trước đó, này 23/10, nhân dịp tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, trong đó có kết nối giao thông, nhất là ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng).

Đáp lời, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan Trung Quốc thúc đẩy kết nối giao thông Trung - Việt.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ kế hoạch nghiên cứu quy hoạch hai tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc là Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.

Theo thông tin từ Bộ GTVT, việc quy hoạch chi tiết hai tuyến đường sắt này là nền tảng để xác định hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như các phương án đầu tư. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, sẽ tiến hành các bước chuẩn bị cho đầu tư.

Cụ thể, dự án tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có tổng chiều dài khoảng 156 km, với điểm khởi đầu tại cửa khẩu Đồng Đăng và điểm kết thúc tại ga Yên Viên, kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, đồng thời kết nối quốc tế với Trung Quốc qua cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng.

Dự án sẽ xây dựng theo khổ đường 1.435 mm, sử dụng hệ thống điện khí hóa, phục vụ cả hành khách lẫn hàng hóa. Tốc độ tàu khách đạt 160 km/h và tàu hàng khoảng 120 km/h. Tổng mức đầu tư ước tính cho dự án này là khoảng 6 tỷ USD.

Cũng theo Bộ GTVT với Dự án tuyến đường sắt Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng sẽ có chiều dài 187 km, nằm trong tuyến đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định. Điểm đầu tại ga Nam Đình Vũ (quận Hải An, thành phố Hải Phòng) và điểm cuối tại khu vực kết nối đường sắt gần cầu Bắc Luân (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). 

Việt Nam-Trung Quốc vừa trao Thỏa thuận trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, đề cập 3 tuyến đường nào?- Ảnh 3.

Tuyến đường sắt Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng kết nối các tỉnh ven biển phía Bắc. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Tuyến này kết nối các tỉnh ven biển phía Bắc và liên vận quốc tế với Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái.

Dự án cũng được thiết kế với khổ đường 1.435 mm, hệ thống điện khí hóa, vận chuyển hành khách và hàng hóa; tốc độ tàu khách 160 km/h và tàu hàng 120 km/h. Tổng chi phí đầu tư dự kiến là khoảng 7 tỷ USD.

Về phía tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Cục Đường sắt Việt Nam đã trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Việt Nam-Trung Quốc vừa trao Thỏa thuận trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, đề cập 3 tuyến đường nào?- Ảnh 4.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Theo hồ sơ Quy hoạch tuyến đường, chiều dài toàn tuyến là 447,66km; điểm đầu là điểm kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối là ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn lập quy hoạch đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (trong thời kỳ quy hoạch đến 2050) khoảng 183.856 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định rằng lĩnh vực đường sắt là lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Lĩnh vực cấp bách này ở Việt Nam dự kiến trị giá đến hàng trăm tỷ USD. Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng thì nhu cầu vốn cho phát triển giao thông đường sắt của Việt Nam từ nay đến năm 2045 là rất lớn.

Theo Thái Hà

Đời sống & Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên