Việt Nam và WEF ký thỏa thuận hợp tác để đón đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam để hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á thông qua các giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước trong thời điểm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ.
- 18-01-2017Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Thụy Sỹ dự Hội nghị WEF
- 17-01-2017Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường dự Hội nghị thường niên WEF
- 01-12-2016Việt Nam tăng hạng trong Báo cáo thương mại toàn cầu của WEF
- 07-11-2015WEF: Ấn Độ ở vị thế thuận lợi hơn Trung Quốc về tăng trưởng
- 20-04-2015Thời sự 24h: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự WEF Đông Á 2015
Theo thỏa thuận, Diễn đàn sẽ hợp tác với Việt Nam để đánh giá sự chuẩn bị trước những biến đổi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. WEF sẽ tham gia cùng với Việt Nam trong việc thúc đẩy các sáng kiến, đặc biệt trong các lĩnh vực như an ninh lương thực, thương mại, cơ sở hạ tầng và tương lai của sản xuất.
Về mức độ tham gia, WEF sẽ tập trung hỗ trợ chuyên môn, tìm hiểu những tác động của cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư đến mô hình phát triển, cơ cấu công nghiệp, tính toàn diện về tăng trưởng và nhiều khía cạnh khác. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ mang đến những sáng kiến, tạo nên một sự khởi đầu mới cho nền kinh tế Việt Nam.
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại thay đổi chưa từng có cho tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Việt Nam được ghi nhận với thành công to lớn trong việc đạt được thu nhập trung bình chỉ trong vài thập kỷ qua và chúng tôi mong muốn giúp các bạn có thể nâng cao tăng trưởng và mức sống thêm nữa", ông Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận định.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Việt Nam là quốc gia mạnh mẽ và năng động, với kỷ lục đáng ngưỡng mộ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, chúng tôi không hài lòng với những thành tựu trong quá khứ. Khi Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới, chúng tôi hướng về tương lai và hiểu những cơ hội và thách thức phía trước. Chúng tôi hy vọng rằng sự hợp tác tuyệt vời này sẽ góp phần định hướng tương lai hội nhập của nền kinh tế và đảm bảo người dân tiếp tục được hưởng lợi từ quá trình phát triển đó”.
Ảnh: Minh Quang Vũ/Facebook
Trong những tháng tới, WEF sẽ làm việc với Chính phủ Việt Nam để đánh giá các lĩnh vực quan trọng mà Việt Nam cần phát triển. Trong việc xây dựng quan hệ đối tác, WEF sẽ triển khai mô hình đa phương, đòi hỏi các bên tham gia nhận thấy tầm quan trọng của việc giải quyết thách thức. Ví dụ, ở Việt Nam, vai trò của WEF trong vấn đề an ninh lương thực là nâng cao năng suất, lợi nhuận và tính bền vững của các hộ nông dân. Tuy nhiên, trong việc giúp đỡ người nông dân, WEF hỗ trợ từ đầu tới cuối bắt đầu với người nông dân và hợp tác xã nông nghiệp và kết thúc với thị trường và những công ty tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 47, diễn ra từ 17-20 tháng Giêng tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ. WEF có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu đến từ gần 100 quốc gia với hơn 400 phiên. Chủ đề của WEF năm nay là Lãnh đạo hành động và có trách nhiệm – Responsive and Responsible Leadership.