MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam vừa có thêm một kỷ lục, hơn hẳn các quốc gia Đông Nam Á khác

Kỷ lục này đánh dấu sự phục hồi kinh tế, so với thời kỳ đại dịch. Đây là điều phấn khởi trong một năm 2023 nhiều biến động.

Mới đây, trang tin chuyên ngành hàng không Simple Flying đề cập đến chặng TP HCM - Hà Nội đứng vị trí thứ tư trong danh sách các đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2023, số liệu từ OAG - nhà cung cấp dữ liệu du lịch toàn cầu.

Chặng bay nội địa vàng của Việt Nam - Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội (HAN) – Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh (SGN) - được khai thác bởi 4 hãng hàng không: VietJet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines; bán được 10,8 triệu ghế trong năm qua.

Theo trang tin này, VietJet Air và Vietnam Airlines chiếm ưu thế lớn trên đường bay. Dữ liệu của Cirium cho thấy trong số 1.832 chuyến bay vào tháng 12 năm 2023, hai hãng trên khai thác lần lượt 811 và 776 chuyến. Điều này khiến Bamboo Airways chỉ có 213 chuyến bay và Vietravel Airlines có thị phần thấp nhất trên đường bay, với 31 chuyến.

Trước đó, vào năm 2019, đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh cũng từng lọt top 6 đường bay bận rộn nhất thế giới. Như vậy, năm nay, đường bay này đạt "kỷ lục" vị trí xếp hạng cao nhất từ trước tới nay.

Cạnh đó, trong top 5 đường bay bận rộn nhất thế giới, chỉ có đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đến từ một quốc gia Đông Nam Á. Đây là một thành tích đáng nể cho đường bay nội địa của Việt Nam.

Simple Flying nêu trong thời kỳ đại dịch, khi các chuyến bay quốc tế phần lớn bị đình chỉ, các chuyến bay nội địa vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Theo danh sách, chỉ có 4 trong số 10 tuyến nội địa bận rộn nhất đã tăng trưởng vượt quá mức năm 2019.

Danh sách này về cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2019, chỉ có một chặng bay mới so với năm trước. Một đường bay mới bận rộn nhất đó là giữa Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (PEK) và Sân bay Quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải (SHA), đường bay nội địa bận rộn thứ sáu trong năm nay.

Trang này lưu ý tất cả các tuyến đường trong danh sách đều đến từ các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, giữ nguyên kể từ năm ngoái hoặc 2019. Tuyến đường bận rộn nhất trong năm cũng được đưa vào top đầu năm ngoái và năm 2019 , cho thấy nhu cầu lâu dài giữa hai điểm đến.

Cụ thể, đường bay nội địa bận rộn nhất toàn cầu, giữ vị trí kể từ năm 2019, là ở Hàn Quốc, nơi có số lượng chuyến bay hàng ngày ấn tượng hoạt động giữa Sân bay Quốc tế Jeju (CJU) và Sân bay Quốc tế Seoul Gimpo (GMP). CJU nằm trên đảo Jeju, một tỉnh tự trị của Hàn Quốc. CJU-GMP đạt 13,7 ghế bán ra.

Dữ liệu của Cirium cho thấy bảy hãng hàng không khai thác các chuyến bay giữa CJU và GMP, trong đó Asiana Airlines bay với tần suất nhiều nhất (803 chuyến), tiếp theo là 645 chuyến bay của Korean Air vào tháng 12 năm 2023. Tuy nhiên, các hãng hàng không chỉ sử dụng hai loại máy bay thân rộng: máy bay Airbus A330-300 và Boeing 767-300.

Vị trí thứ hai thuộc về chặng giữa Sân bay Chitose Sapporo Mới (CTS) – Sân bay Tokyo Haneda (HND) của Nhật Bản. Đây là đường bay nội địa Nhật Bản thứ hai trong danh sách top 5. Đường bay này vẫn giữ vị trí đông đúc thứ hai trong nhiều năm. Ghế bán ra cho chặng này đạt 11,9 triệu.

Đường bay từ Sân bay Fukuoka (FUK) đến Sân bay Tokyo Haneda (HND) của Nhật Bản xếp thứ ba, đã xuất hiện nhiều lần trong những năm qua. Đây là đường bay gần như đã phục hồi hoàn toàn, dữ liệu OAG cho thấy tuyến này chỉ có số ghế ít hơn 1% so với năm 2019. Có ba hãng hàng không bay khai thác chặng FUK-HND, chia nhau bán được 11,2 triệu ghế.

Trong top 5 còn có chặng kết nối Sân bay Melbourne (MEL) – Sân bay Sydney (SYD) của Australia. Đây là chặng bay nội địa giữa hai khu vực đô thị lớn nhất nước này, Melbourne và Sydney.

Theo dữ liệu từ công ty phân tích hàng không Cirium, chỉ có bốn hãng hàng không bay trên tuyến này vào tháng 12 năm 2023: Qantas, công ty con của hãng là Jetstar Airways, Virgin Australia và Regional Express (Rex).

Hồi giữa tháng 12/2023, Cục Hàng không Việt Nam nhận định giá vé máy bay nội địa theo khung giá quy định hiện tại vẫn khá thấp so với khu vực và thế giới.

Điển hình như chặng Hà Nội – TP HCM, mức giá/km cao nhất quy định chỉ khoảng 0,11USD/km. Trong khi chặng bay Bangkok đi Chiangmai mức giá/km cao nhất của Thai Airways là 0,22 USD/km, cao gấp hai lần so với Việt Nam.

Các chặng ở nước khác cũng có giá trung bình cao hơn nhiều Việt Nam là chặng bay Bắc Kinh – Thượng Hải của Air China là 0,27 USD/km; chặng bay Pusan - Jeju của Asiana Airlines ở mức 0,32 USD/km....


Theo Dy Khoa

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên