MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietcombank có dễ bán được khoản nợ của 'chúa chổm' vận tải biển Vintranschart?

06-05-2018 - 08:35 AM | Tài chính - ngân hàng

Theo tính toán, khoản nợ này lên đến 170 tỷ đồng (cả gốc và lãi), có tài sản bảo đảm là tàu VTC Ocean.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) Chi nhánh TP HCM thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart - Mã: VST) tại Vietcombank.

Tài sản đấu giá gồm nợ gốc 169,3 tỷ đồng và nợ lãi trên 55 tỷ đồng (gồm cả VNĐ và USD, tạm tính theo tỷ giá 22.805 VNĐ/USD ngày 26/4/2018).

Giá khởi điểm để đưa ra đấu giá là 32% dự nợ gốc, tương đương khoảng 54 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là tàu VTC Ocean (trước đây gọi là Marion Star), giấy chứng nhận đăng ký số 503-2009-ĐKSG ngày 24/3/2009 do Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Sài Gòn cấp. Đây là loại tài hàng rời, đóng vào năm 1999 tại Philipines, công suất máy chính 01x5.185 KW, trọng tải toàn phần là 23.492 DWT.

Nói về CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam-Vitranschart, tính đến 31/3/2018, công ty này lỗ lũy kế gần 1.380 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 755 tỷ đồng. Nợ phải trả gần 2.153 tỷ đồng, vượt hơn 54% tổng tài sản.

Vietcombank có dễ bán được khoản nợ của chúa chổm vận tải biển Vintranschart? - Ảnh 1.

Nợ phải trả gần 2.153 tỷ đồng, vượt hơn 54% tổng tài sản. (Nguồn BCTC quý 1/2018)


Kinh doanh kém khả quan là vậy, thế nhưng theo BCTC, công ty này đang là con nợ của nhiều ngân hàng lớn như Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.  

Năm 2018, VST đặt kế hoạch doanh thu 640 tỷ đồng, lỗ 302 tỷ đồng.

Vietcombank có dễ bán được khoản nợ của chúa chổm vận tải biển Vintranschart? - Ảnh 2.

Khoảng giữa năm 2016, cổ phiếu VST đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. BCTC năm 2015 là âm 204 tỷ đồng. Trước đó, trong báo báo gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, VST cho hay, để khắc phục, công ty sẽ tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh: Chấm dứt hoạt động kinh doanh kém hiệu quả như dịch vụ sửa chữa tàu, cho thuê kho bãi… đồng thời mở rọng dịch vụ quản lý khai thác tàu.

Tái cơ cấu tài chính cũng được VST đề cập nhằm tìm giải pháp phù hợp để thực hiện tái cơ cấu nợ vay tại các tổ chức tín dụng, tiến tới giảm âm vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên, VTS thừa nhận “thị trường vận tải biển suy thoái kéo dài hơn 7 năm chưa có dấu hiệu hồi phục”.

Tình hình kinh doanh của các hãng tàu biển Việt Nam hiện đều gặp nhiều khó khăn, theo các chuyên gia trong ngành, các hãng tàu biển Việt Nam đều phải vay vốn ngân hàng với số tiền rất lớn, trong khi chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu cao, thị trường lại ế ẩm nên đã bào mòn kết quả kinh doanh.

Cùng với đó là các đội tàu Việt Nam đang thiếu hụt đội tàu container, chỉ tập trung khai thác loại tàu hàng khô, hàng rời, trong khi ngành vận tải biển thế giới đã chuyển dịch sang xu hướng vận chuyển bằng container.

Thống kê của Bộ Giao thông - Vận tải, đội tàu container Việt Nam chỉ chiếm 4%, còn lại chủ yếu là tàu hàng rời. Không chỉ đơn giản bỏ tiền ra mua tàu chuyên chở container về hoạt động mà phải có chuỗi cung ứng, hệ thống hạ tầng, hậu cần kèm theo - những thứ mà các hãng tàu Việt Nam không có đủ năng lực. Không chỉ giá cước cao hơn tàu ngoại, tính liên thông trong vận tải quốc tế kém, năng lực khai thác yếu, hầu hết các tàu của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ giao hàng. 

Do đó, với việc Vietcombank rao bán khoản nợ của Vitranschart, nhiều nhà đầu tư nghi ngại với mức giá đưa ra, nhất là trong tình hình ngành vận tải biển đang rất "long đong", các doanh nghiệp đua nhua báo lỗ.


Theo Hoàng Dung

An ninh tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên