Vietjet ghi nhận kết quả quý 3 tích cực
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2020, ghi nhận doanh thu từ dịch vụ vận tải hàng không tăng so với quý 2/2020, bất chấp đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai tại Việt Nam.
- 21-10-2020Vietjet đổi vé miễn phí không giới hạn số lần cho khách di chuyển tới miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão, lũ
- 16-10-2020Những giá trị mới, đẳng cấp mới trong các hạng vé mới nhất của Vietjet
- 18-09-2020Vietjet sẽ khai thác quốc tế trở lại ra sao trong giai đoạn đầu?
Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị tác động lớn bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính ghi nhận doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 2.802 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 926 tỷ đồng. Kết quả hợp nhất Quý 3 cũng ghi nhận doanh thu đạt 2.809 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 971 tỷ đồng. Theo đánh giá, đây là mức tích cực hơn kế hoạch và rất khả quan so với các hãng hàng không trong nước và trên thế giới.
Tổng tài sản hơn 45.269 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 16.329 tỉ đồng. Tiền và tương đương tiền là 2.299 tỷ đồng. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức tốt 1,14 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ có 0,74 lần. Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn với chi phí thấp để tăng cường nội lực tài chính. Bên cạnh đó, dòng tiền có sự cải thiện tích cực nhờ khôi phục hoàn toàn các đường bay nội địa.
Kết quả hoạt động quý 3, Vietjet đã khai thác được 15 nghìn chuyến bay an toàn, phục vụ hơn 3 triệu lượt khách tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, hãng cũng thực hiện các chuyến bay quốc tế, đưa 7.440 công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Brunei, Philippines… hồi hương, tuân thủ nghiêm các quy định của Bộ Y tế và nhà chức trách hàng không. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam và một số nước đang được kiểm soát tốt, Vietjet khẩn trương mở lại mạng bay quốc tế đến Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan)… Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm, khi tình trạng quá tải các sân giảm bớt, tỉ lệ số chuyến bay đúng giờ của Vietjet đạt 91%, độ tin cậy kỹ thuật đạt tới 99,64%
Vietjet tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mang lại giá trị mới cho hành khách cùng nhiều chương trình khuyến mãi. Ngoài hạng vé Skyboss và Eco, Vietjet đã công bố hạng vé mới Deluxe với các dịch vụ đi kèm khác biệt được thiết kế riêng cho các phân khúc khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của hành khách, tăng nguồn thu dịch vụ ngoài giá vé.
Vietjet tiếp tục mở ra các giải pháp kinh doanh mới như tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để giảm chi phí vận hành, tăng nguồn thu dịch vụ phụ trợ tại sân bay, kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ khách hàng.
Vietjet đang tiếp tục triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, tiếp tục đàm phán với các nhà cung cấp, trong đó giảm chi phí hoạt động thuê tàu bay, chi phí bảo trì bảo dưỡng và tối ưu các chi phí khai thác theo giờ bay, với bình quân chi phí hoạt động giảm từ 50% tới 70%.
Vietjet cũng đang nộp hồ sơ tại Ngân hàng Nhà nước xin cấp phép ví điện tử, đồng thời triển khai chương trình khách hàng thân thiết.
Sự hỗ trợ của Chính phủ cũng đã góp phần giảm áp lực cho các hãng hàng không. Theo Thông tư 19/2020/TT-BGTVT ngày 1/9/2020, các hãng hàng không được giảm 50% chi phí hạ cất cánh, phục vụ mặt đất và điều hành bay, giúp các hãng tiết kiệm chi phí. Khả năng Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm thuế môi trường nhiên liệu bay và giảm phí phục vụ mặt đất, hạ cất cánh kéo dài đến hết năm 2021 và thực hiện chương trình cho vay ưu đãi.
So với tình hình chung trong đại dịch Covid-19, hoạt động của Vietjet trong quý 3/2020 được xem là một trong những điểm sáng tích cực trên bản đồ hàng không toàn cầu.
Báo cáo tài chính quý 3 của nhiều hãng trên thế giới cho thấy đều có sự giảm sút lớn. Các chuyên gia nhận định quý 3 là mức đáy trước khi ngành hàng không sẽ bắt đầu hồi phục từ quý 4 năm nay. Cụ thể, American Airlines (Mỹ) ghi nhận doanh thu quý 3 là 3,2 tỷ USD, giảm 73% so với cùng kỳ. Hãng Southwest (Mỹ) ghi nhận doanh thu quý 3 là 1,8 tỷ USD, giảm 68,2% so với cùng kỳ năm trước. Hãng British Airways (Anh) cho biết đã cắt giảm một lượng lớn các chuyến bay và đóng băng hầu hết các hoạt động khai thác.
Trong khi đó, thị trường nội địa Việt nam đã trở lại hoàn toàn và với việc chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, bên cạnh năng lực tổ chức kinh doanh tốt mô hình hàng không chi phí thấp, Vietjet được nhận định sẽ tiếp tục trụ vững, khôi phục và bật tăng trở lại khi các chuyến bay quốc tế phục hồi.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- KQKD quý 3 doanh nghiệp ngành bảo hiểm: Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
- Các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu không bằng cốc trà đá kinh doanh ra sao?
- KQKD ngành Bia rượu quý 3: Chịu tác động kép, 2 "ông lớn" vẫn có lợi nhuận tăng trưởng
- PVN ước đạt 464.500 tỷ đồng doanh thu sau 10 tháng
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) báo lãi tăng 23% sau 9 tháng, đạt hơn 477 tỷ đồng