Vietnam Airlines lên kế hoạch đầu tư 3,7 tỷ USD mua 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025
Năm 2019, Vietnam Airlines chủ động nguồn nhân lực đặc biệt là lực lượng phi công để đáp ứng nhu cầu khai thác; triển khai áp dụng đường bay mới, rút ngắn thời gian bay từ Việt Nam đi Châu Âu.
- 06-05-2019Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói về đội ngũ phi công 'nhảy việc'
- 20-04-2019Việt Nam sẽ là thị trường hàng không tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới: Cuộc cạnh tranh khốc liệt nhìn từ Vietnam Airlines
- 19-04-2019Biến Jetstar Pacific thành công cụ cạnh tranh chiến lược-Bí quyết tăng trưởng của Vietnam Airlines?
- 17-04-2019Thu nhập của phi công Vietnam Airlines 132 triệu đồng/tháng, vẫn thấp hơn các đối thủ trong ngành
- 03-04-2019Vietnam Airlines sinh lời thế nào từ dòng máy bay Airbus A350?
Ngày 10/5 tới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2019. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 đạt 111.729 tỷ đồng, tăng 12,9% thực hiện 2018, lợi nhuận sau thuế 2.680 tỷ đồng - tăng 5,8%.
Vietnam Airlines đặt kế hoạch thị phần tối thiểu ở mức 55%, số lượng khách vận chuyển năm 2019 đạt 24,9 triệu khách, tăng 13,7% thực hiện 2018, số lượng hàng hóa luân chuyển tăng 9,3%, tổng kinh phí đầu tư gần 5.420 tỷ đồng.
Công ty nhận định năm 2019 thị trường hàng không quốc tế dự kiến tăng trưởng 12% so với cùng kỳ, trong đó phân khúc hàng không giá rẻ có dấu hiệu bão hòa, tăng trưởng ở mức 13%. Thị trường nội địa tăng 16,3% cùng kỳ, thị trường khách cho thuê chuyển được dự báo sẽ tiếp tục có sự gia tăng cạnh tranh từ các hãng LCC và các hãng hàng không mới thành lập.
Một số khó khăn Vietnam Airlines chỉ ra, đó là giá nguyên liệu dự kiến vẫn ở mức cao (85 USD/thùng) và còn tiếp tục tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, các đồng tiền chủ chốt được dự báo vẫn có xu hướng mất giá so với USD.
Tại thị trường quốc tế, sự cạnh tranh tiếp tục gia tăng trên khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á khi các hãng hàng không giá rẻ tăng cường khai thác. Trong khi tại thị trường nội địa tình trạng quá tải tại các sân bay đặc biệt là Tân Sơn Nhất vẫn chưa được giải quyết dẫn đến khó khăn lớn cho Vietnam Airlines trong việc mở rộng quy mô khai thác, tăng thêm cải cung ứng đồng thời làm phát sinh tăng chi phí ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, cạnh tranh tiếp tục gia tăng do có sự gia nhập của hãng hàng không mới.
Năm 2019, Vietnam Airlines tập trung nguồn lực nắm giữ thị phần khách hàng mục tiêu và các thị trường trọng điểm, giảm chi phí và tối ưu hóa đội bay và nguồn lực phi công tiếp viên; chủ động nguồn nhân lực đặc biệt là lực lượng phi công để đáp ứng nhu cầu khai thác; triển khai áp dụng đường bay mới, rút ngắn thời gian bay từ Việt Nam đi Châu Âu.
Tăng cường phát triển đội tàu bay, sử dụng sale & leaseback
Trong năm 2019, Vietnam Airlines sẽ nhận 17 tàu A321 Neo, 3 tàu B787-10, 2 tàu A350, trả các tàu bay thuê đã hết hạn, dừng khai thác tàu A321 cũ để chuẩn bị bán thanh lý, cho thuê tàu A321. Tổng số tàu bay khai thác đến cuối 2019 là 98 tàu bay.
Vietnam Airlines sẽ giảm quy mô và tỷ lệ vốn vay thông qua thực hiện sale and leaseback cho 2 tàu bay A350-900 có lịch nhận năm 2019.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch phát triển đội tàu bay giai đoạn 2021-2025, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025, chủ trương bán 5 tàu bay S321CEO sản xuất năm 2004-2005.
Định hướng đến 2030, nhu cầu đội bay là 156-223 tàu, trong đó đội bay thân rộng là 40-46 tàu, đội thân hẹp là 110-157 tàu và đội tàu bay phản lực khu vực là 6-20 tàu.
Vietnam Airlines trình đại hội cổ đông thông qua chủ trương đầu tư 50 tàu bay thân hẹp có lịch giao giai đoạn 2021-2025 và đặt hàng có lựa chọn mua thêm 50 tàu bay nữa (optional – có thể không mua) với lịch giao linh hoạt. Hiện Tổng công ty đang khai thác 63 máy bay thân hẹp và sẽ tăng lên 71 chiếc vào cuối năm 2021. Số tàu bay thân hẹp sẽ hết thời hạn thuê, bán thanh lý trong giai đoạn này là 26 chiếc.
Phương thức đầu tư đội tàu bay sẽ được kết hợp giữa phương án mua/thuê mua và thuê lại (SLB), trong đó việc mua theo hình thức mua/thuê mua tối đa không quá 50% tàu bay của dự án.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho việc mua 50 tàu bay và 10 động cơ dự phòng giai đoạn 2021-2025 khoảng 3,63 tỷ USD.
7/5 giao dịch cổ phiếu trên Hose
Công ty đưa ra phương án chia cổ tức năm 2018 tỷ lệ 10% bằng tiền. Từ ngày 7/5/2019, cổ phiếu HVN sẽ chính thức giao dịch trên sàn Hose.
Trí Thức Trẻ