Viglacera (VGC) ước đạt 855 tỷ LNTT sau 9 tháng, cho thuê mới 151 ha khu công nghiệp
Trong quý 3 Viglacera (VGC) đã cho thuê 50 ha đất công nghiệp. Khách thuê mới chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Trong đó, một số khách thuê chính trong quý này bao gồm Qisda Corporation, Kanglonda, Foxconn...
Theo kết quả sơ bộ, ghi nhận bởi Chứng khoán SSI, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty Viglacera – CTCP (VGC) trong 9 tháng đầu năm ước tính lần lượt là 7.090 tỷ đồng và 855 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và 31% so với cùng kỳ. Riêng quý 3/2019, doanh thu giảm nhẹ 1% xuống 2.250 tỷ đồng, trong khi LNTT tăng gần 61% lên 342 tỷ đồng.
Được biết, sự tăng trưởng mạnh mẽ tiếp tục nhờ đóng góp của phân khúc khu công nghiệp. Lợi nhuận từ phân khúc bất động sản đạt 512 tỷ đồng, đạt mức tăng 54% so với cùng kỳ và chiếm 60% tổng lợi nhuận trước thuế Công ty.
Trong quý 3 Công ty đã cho thuê 50 ha đất công nghiệp. Khách thuê mới chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Trong đó, một số khách thuê chính trong quý này bao gồm Qisda Corporation, Kanglonda, Foxconn...
Luỹ kế 9 tháng, Công ty đã cho thuê khoảng 151 ha khu công nghiệp mới, so với chỉ 100 ha vào năm 2018. Giá cho thuê duy trì ổn định trong suốt năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, nhưng điều chỉnh tăng 5 - 7% trong nửa cuối năm nay.
Cùng với đó, do nhu cầu thuê khu công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, VGC đã giải phóng thêm 300 ha sau 9 tháng và dự kiến sẽ thêm 200 ha trong quý 4.
Cơ cấu lợi nhuận từng mảng kinh doanh của Viglacera
Với mảng vật liệu xâu dựng, lợi nhuận trước thuế lũy kế từ 4 mảng kinh doanh vật liệu chính – không đổi ở mức 322 tỷ đồng sau 9 tháng. Trong đó, gạch men là phân khúc duy nhất đạt tăng trưởng LNTT với lợi nhuận ở mức 101 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ nhờ tích cực tái cấu trúc từ giữa năm 2018 khi cải tổ hoạt động bán hàng, sản xuất và quản lý.
Ngược lại, LNTT từ kính xây dựng, thiết bị vệ sinh và gạch ngói giảm lần lượt 36%, 27% và 11% xuống còn 70 tỷ đồng, 56 tỷ đồng và 95 tỷ đồng do cạnh tranh gay gắt. Đối với kính xây dựng, áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm Malaysia đã khiến giá kính giảm 7%, trong khi mảng thiết bị vệ sinh cũng chịu áp lực từ hàng nhập khẩu Trung Quốc tại thị trường miền Nam. Mảng gạch ngói cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí than đầu vào tăng, cùng với nhu cầu thị trường chậm lại.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- HANCorp báo lãi lao dốc, 9 tháng mới hoàn thành được 9% kế hoạch năm
- Bức tranh ngành dệt may quý 3: Ngành sợi gặp khó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng
- Bức tranh ngành cao su quý 3: Lợi nhuận tăng trưởng nhờ ảnh hưởng từ tình hình chung trên thế giới
- Bức tranh ngành thủy sản quý 3/2019: Lợi nhuận các doanh nghiệp lớn lao dốc trước hàng loạt khó khăn
- Doanh nghiệp ngành thép thua lỗ, kết quả kinh doanh giảm sút