Vinacafé Biên Hòa khóc dở mếu dở vì quảng cáo “phản chủ”
Với slogan mới đây của Vinacafé, người tiêu dùng có thể giật mình, cho rằng thứ mình uống trước nay tưởng cà phê mà không phải cà phê!
- 08-08-2016Olympic Rio 2016 kiếm "bộn tiền” từ nguồn thu quảng cáo thể thao
- 06-08-2016Đây là cách "người đàn ông đích thực" X-Men vượt mặt Unilever hay P&G, dù tiền quảng cáo nhỏ hơn rất nhiều
- 13-12-2015Vinacafe Biên Hòa: 9 tháng lãi ròng 91 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ
- 12-12-2015Vinacafe đăng ký bán lượng cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa trị giá trên 500 tỷ đồng
Trước những thông tin liên quan đến mặt tối của ngành cà phê như sử dụng cà phê độn hoặc sử dụng các chất tạo hương vị, Vinacafé Biên Hòa (VCF) đã nhận định đấy là cơ hội cho mình. Vì thế chiến lược mới của hãng là “Tại Vinacafé, chúng tôi luôn tin rằng “cà phê phải là cà phê”. Từ ngày 1/8, trong mỗi ly cà phê từ Vinacafé là cà phê nguyên chất.
Quảng cáo của Vinacafé
Theo lý giải của hãng, trong suốt 50 năm qua họ đã buộc phải bán cà phê không nguyên chất, tức là độn thêm đậu nành vì “chiều theo khẩu vị của thị trường”, thì nay, Vinacafé tự hào tuyên bố dòng cà phê Wake - up và Phinn cũng đều là "cà phê phải là cà phê" và ngon hơn, cà phê hơn, và Việt Nam hơn so với dòng cà phê này có chứa đậu nành trước đó.
Mặc dù vậy, chiến lược quảng cáo này dường như đã “phản chủ” bởi những phản ứng không mấy tích cực của cộng đồng mạng. Bởi với khẩu hiệu như thế đã dẫn đến việc tiêu dùng khó hiểu vì…“trước 1/8 chúng tôi đã uống cái gì vậy?”. Và từ đó, nảy sinh tâm lý nghi ngờ cà phê của hãng.
Vinacafé không phải là trường hợp cá biệt khi bị “phản ngược” bởi quảng cáo. Nếu nhìn lại, nhiều nhãn hàng nổi tiếng đã “dẫm phải đinh”.
Ví dụ như chiến dịch quảng bá phiên bản màu trắng của máy chơi game cầm tay PSP, Sony đã tung quảng cáo với cuộc chiến của hai nữ chiến binh: một da trắng mặc áo trắng và một da màu mặc áo đen. Ngay sau đó, quảng cáo này bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc bất chấp lời giải thích của hãng điện tử Nhật Bản.
Hay như câu slogan nhí nhảnh của McDonald nhằm gây ấn tượng với các khách hàng tuổi teen, "I'd hit it". Ở đây, hãng này ám chỉ khách hàng sẽ ăn sản phẩm của mình, song với giới trẻ, "I'd hit it" lại mang hơi hướng tình dục nhắm đến các cô nàng xinh đẹp.
Do đó, dường như quảng cáo luôn là con dao hai lưỡi, nếu không cẩn thận, người cầm dao có thể bị đứt tay!
Trí Thức Trẻ