MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VinaCapital: Lợi nhuận DN Việt Nam vượt trội so với khu vực, sắp có một số thương vụ lớn

12-10-2022 - 00:02 AM | Doanh nghiệp

VinaCapital: Lợi nhuận DN Việt Nam vượt trội so với khu vực, sắp có một số thương vụ lớn

Dù trong ngắn hạn, tâm lý hoảng loạn khiến VN-Index đã xuyên thủng qua mốc 1.050 điểm và chưa có tín hiệu chững lại. Song, đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam về dài hạn là tích cực, vì nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kì tăng trưởng nhanh so với các nước đang phát triển.

“P/E của Việt Nam đang rất hấp dẫn, thích hợp nắm giữ cổ phiếu cho tầm nhìn 5-10 năm”, chia sẻ của bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu - Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital, tại Hội nghị Nhà đầu tư 2022 mới đây.

Dù trong ngắn hạn, tâm lý hoảng loạn khiến VN-Index đã xuyên thủng qua mốc 1.050 điểm và chưa có tín hiệu chững lại. Song, đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam về dài hạn là tích cực, vì nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kì tăng trưởng nhanh so với các nước đang phát triển.

Trong đó, bà Thu nhấn mạnh “sự ổn định” của nền kinh tế Việt Nam là vượt bậc so với kinh tế trong khu vực, tiêu biểu các nước ASEAN đang rơi vào tình trạng bị phá giá đồng tiền ở mức cao, thì VNĐ vẫn ổn, lãi suất vẫn thấp so với các nước. “Một nền kinh tế phát triển tích cực trong dài hạn cho thấy tăng trưởng lợi nhuận của DN niêm yết sẽ tốt, là điều kiện tiên quyết cho thị trường chứng khoán phát triển”, bà nói.

Riêng với những biện pháp mạnh trên thị trường tài chính thời gian gần đây, dưới góc độ nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, VinaCapital đánh giá đây là diễn biến tích cực vì sẽ mang lại môi trường đầu tư lành mạnh, tăng tính hấp dẫn.

Diễn biến đáng lưu ý khác, khối ngoại rút ròng đồng loạt trong năm 2021, sang năm 2022 thì các thị trường “láng giềng” đã hút ròng trở lại, nhưng Việt Nam vẫn đang bị rút ròng 57 triệu USD (cho 9 tháng). Điều này đưa mức độ sở hữu của khối ngoại giảm xuống, từ đó sẽ có các doanh nghiệp trước đây hết room ngoại thì nay hở room: Đây là cơ hội!

Ngoài ra, định giá PE của thị trường Việt Nam, thể hiện qua mức độ chiết khấu trung bình 5 năm gần đây, so với thị trường Đông Nam Á đang thấp hơn rất nhiều. Ví dụ Thái Lan, Indonesia, Philipine có mức chiết khấu trung bình trong 5 năm là 12%, còn Việt Nam đang là 36%.

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2023 của các DN niêm yết là 19%, cao hơn hẳn so với khu vực. Con số 19% là mức chung, thậm chí có ngành tăng trưởng vượt trội như công nghệ đạt mức tăng trưởng 26% - top tỷ trọng trong danh mục ở các quỹ mở do VinaCapital quản lý. Hay mảng BĐS khu công nghiệp, cảng biển… theo đánh giá của VinaCapital sẽ còn tăng trưởng tốt đến năm 2023.

Bổ sung, ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư VinaCapital, cũng bày tỏ có rất nhiều cơ hội ở mảng năng lượng mặt trời, điện gió, bất động sản, khu công nghiệp. Song song, lĩnh vực đầu tư tư nhân cũng hi vọng sẽ công bố một số thương vụ lớn vào cuối năm, đặc biệt ở mảng bệnh viện. Hội nghị năm nay của quỹ cũng thu hút hơn 100 nhà đầu tư toàn thế giới, trong đó đến nhiều từ châu Âu, Bắc Á đã bay tới tới Việt Nam để tham dự. “Quan trọng là lợi nhuận so với rủi ro có đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư”, ông Andy Ho nói.

Cũng chia sẻ về cảnh báo UBCKNN tại một số DN thiết lập website, app giao dịch như Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF… có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, các chuyên gia tài chính cho biết do ở Việt Nam khung pháp lý chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Thực tế, ở một số nước phát triển, mô hình chia nhỏ để đầu tư (fraction) đã khá phổ biến, thay vì phải đầu tư một số tiền lớn vào một nơi, họ có thể chia nhỏ tài sản đầu tư để đa dạng hóa danh mục mục đầu tư nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro. Tại Việt Nam, sự ra đời của các app tài chính như một điểm sáng của lĩnh vực fintech nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của người dân. Tuy nhiên, chính vì chưa có khung pháp lý rõ ràng cho các mô hình đầu tư qua ứng dụng, nhiều ứng dụng vẫn đang hoạt động trong vùng “xám” (sandbox), người dùng sẽ khó đánh giá được ứng dụng nào có đủ tính pháp lý và đảm bảo tài sản.

Theo chuyên gia, trước khi chờ những quy định mới, nhà đầu tư nên cân nhắc tìm hiểu tính pháp lý của ứng dụng mà mình sẽ đầu tư, đơn cử các chứng chỉ quỹ được vận hành bởi các quỹ đầu tư lớn như VinaCapital - ứng dụng MiO, Daiichi Life Vietnam Fund Management - ứng dụng iTrust, Dragon Capital - ứng dụng DragonX….

“Nói đi cũng nói lại, về phía nhà cung cấp dịch vụ, họ cũng không nhận định được trách nhiệm của mình là gì hoặc cố tình chối bỏ. Điều này đặt ra sự cấp thiết cần phải có cơ chế rõ ràng trong lĩnh vực fintech”, Chuyên gia nói.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên