Vinaconex lên kế hoạch thu hồi quyền sử dụng thương hiệu tại 6 công ty do đã thoái hết vốn
Vinaconex cho biết có 6 công ty đang mang thương hiệu Vinaconex nhưng không có vốn góp của Vinaconex, không nằm trong hệ thống Vinaconex, và theo đó Tổng công ty Vinaconex không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với hoạt động của các đơn vị này.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa ra thông báo về việc hiện nay có tồn tại một số đơn vị đang sử dụng nhãn hiệu VINACONEX nhưng không nằm trong hệ thống Vinaconex do Tổng công ty Vinaconex đã thực hiện tái cấu trúc và thoái vốn toàn bộ, tuy nhiên một số đơn vị vẫn còn được phép sử dụng nhãn hiệu Vinaconex trong thời gian chuyển tiếp theo quy định tại Hợp đồng chuyển quyền sử dụng Nhãn hiệu hàng hóa ("Hợp đồng li xăng") đã ký trước đây với Tổng công ty Vinaconex.
Vinaconex cho biết có 6 công ty đang mang thương hiệu Vinaconex nhưng không có vốn góp của Vinaconex, không nằm trong hệ thống Vinaconex, và theo đó Tổng công ty Vinaconex không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với hoạt động của các đơn vị này, bao gồm:
Vinaconex hiện đang tiến hành đàm phán để thanh lý các Hợp đồng li xăng trước đây với các đơn vị không nằm trong hệ thống và thu hồi quyền sử dụng thương hiệu Vinaconex của các đơn vị này trong thời gian tới.
Vinaconex hiện đang làm chủ đầu tư dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn II), đây là 1 trong 6 dự án giao thông được thành phố cho phép thi công trong thời gian giãn cách xã hội để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn II) là một trong các dự án giao thông huyết mạch của thủ đô, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 của TP Hà nội, tăng cường giao thông giữa hai bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư 2.538 tỷ đồng; thời gian thực hiện 2020- 2022.Theo kế hoạch toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành vào quý II/2023.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị