VinFast của ông Phạm Nhật Vượng vừa tuyên bố làm xe điện siêu nhỏ, đã có đối thủ tới từ Trung Quốc sẵn sàng vào thị trường Việt Nam
Xe điện siêu nhỏ của VinFast phải chờ cuối năm 2024, trong khi đối thủ sắp tung sản phẩm ra thị trường ngay trong quý 2/2023, được kỳ vọng tạo nên “cơn sốt” trên thị trường Việt.
- 17-05-2023Không ai đánh thuế giấc mơ, vậy mơ có bao nhiêu tiền mới đủ gia nhập nhóm 1% người giàu nhất trên khắp thế giới?
- 17-05-2023Chuyên gia thị trường: Không ai khác, FED chính là vấn đề lớn nhất đối với tài chính Mỹ
- 17-05-2023Ca sĩ này xứng đáng là bậc thầy đầu tư trong giới giải trí, đến huyền thoại Warren Buffett còn gật gù khen “đáng để học hỏi”
Tại Đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Vingroup (VIC) ngày 17/5/2023, Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT đã tiết lộ kế hoạch ra mắt xe điện siêu nhỏ, với giá thành rẻ nhưng rất đẹp. Dự kiến mẫu xe này sẽ được ra mắt vào cuối năm 2024.
Thông tin này xuất hiện không lâu sau khi dư luận xôn xao trước sự xuất hiện của hai mẫu ô tô điện mini HongGuang mini EV tại nhà máy của TMT Motors ở Hưng Yên. Nhiều người cho rằng đây sẽ là một đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe siêu nhỏ tại thị trường Việt.
Theo đó, Công ty Cổ phần Ô tô TMT (TMT Motors) đã ký kết hợp tác chiến lược với liên doanh SAIC-GM-Wuling để sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền ô tô điện của liên doanh này tại Việt Nam. Mẫu xe Wuling HongGuang Mini EV dự kiến được tung ra thị trường vào quý 2/2023.
Đối thủ chờ sẵn của VinFast là ai?
Theo trang web chính thức của doanh nghiệp, GM - SAIC - WULING là công ty liên doanh ô tô hàng đầu thế giới được thành lập vào ngày 18/11/2002. Liên doanh có sự góp sức của 3 cổ đông gồm: Hãng General Motors (GM) của Mỹ (44% cổ phần), SAIC Motor (50,1% cổ phần) và Wuling Motors (5,9% cổ phần).
Liên doanh GM - SAIC - WULING có 6 cơ sở sản xuất và 14 trung tâm thử nghiệm trên toàn thế giới, với tổng mức đầu tư “khủng” lên tới hơn 580 triệu USD. Liên doanh này cung cấp dải sản phẩm đa dạng gồm: ô tô du lịch, xe gia đình, xe thương mại và động cơ cho xe điện cỡ nhỏ và mini. Tất cả các phương tiện do hãng sản xuất đều tuân theo hệ thống sản xuất toàn cầu của GM.
Kể từ năm 1995 tới nay, các dòng sản phẩm toàn cầu của GM - SAIC - WULING đã được xuất khẩu và phân phối tới 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ưu điểm nổi bật của các loại phương tiện này là mang lại giá trị cao cấp với mức giá vừa túi tiền. Đây chính là giá trị cạnh tranh của hãng trên mọi thị trường.
Hơn 20 năm trên thương trường, doanh số bán tích lũy của liên doanh đạt 25 triệu xe vào tháng 11/2021. Hai năm 2021 và 2022, liên doanh này là nhà sản xuất ô tô điện đứng thứ 3 thế giới về doanh số bán xe.
Đặc biệt, liên doanh tiên phong thúc đẩy sự phát triển của phân khúc ô tô điện cỡ nhỏ. Họ trở thành nhà sản xuất hàng đầu về doanh số bán xe điện mini trên toàn cầu với lượng tích luỹ 1 triệu xe bán ra.
Trong số này, Wuling Motors là một nhà sản xuất chuyên về động cơ và linh kiện cho ô tô, có nguồn gốc từ năm 1958. Đến năm 1985, chính quyền Liễu Châu, Trung Quốc, đã chuyển nhà máy sản xuất xe nông nghiệp sang sản xuất xe ô tô thông thường.
Năm 1988, nhà máy ký thoả thuận với nhiều công ty cổ phần có trụ sở tại Hồng Kông để thành lập liên doanh có tên Wuling Motors. Wuling Motors sau đó mua lại hoàn toàn Liuzhou Small Vehicle Factory và thành lập Liuzhou Wuling Motors vào năm 1996.
Đến năm 2002, Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Thượng Hải (Shanghai Automotive Industry Corporation - SAIC) bắt tay với General Motors của Mỹ và Liuzhou Wuling Motors để sản xuất xe ô tô mang nhãn hiệu Wuling.
Vào năm 2010, mẫu ô tô Wuling Hongguang ra mắt thị trường với mẫu xe van được mệnh danh là “xe của nông dân” nổi tiếng tại Trung Quốc.
Chuẩn bị bước chân vào thị trường xe điện, hai mẫu xe cỡ nhỏ của liên minh này đã gây được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, sự hiện diện của những chiếc xe này ở Việt Nam cũng khó thuận buồn xuôi gió, nhất là trước những hạn chế về cơ sở hạ tầng trạm sạc cũng như sự cạnh tranh đang bắt đầu nhen nhóm từ Vinfast - một thương hiệu xe Việt đang được nhiều người ủng hộ.
Nguồn: Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường