Vladimir Putin: "Chúng ta hãy để xung đột Ukraine lại đằng sau và quay trở lại hợp tác kinh tế"
Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi một thông điệp đến Liên minh châu Âu: Chúng ta hãy để xung đột Ukraine lại đằng sau và quay trở lại hợp tác kinh tế.
- 10-06-2016Thủ tướng Nga tuyên bố hết tiền tăng lương hưu
- 21-05-2016Tổng thống Nga Vladimir Putin bị kiện trong vụ rơi MH17
- 06-05-2016Tây Ban Nha phát lệnh bắt quan chức thân cận ông Putin
Được biết, vị Tổng thống sẽ dùng bài diễn văn tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg để bình thường hoá mối quan hệ giữa một bên là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và bên kia là khối thương mại lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Putin sẽ không đề cập đến việc đưa ra nhượng bộ cho Ukraine.
Tham gia diễn đàn lần này còn có Thủ tướng Ý Matteo Renzi và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Lệnh trừng phạt được đưa ra bởi Mỹ và EU nhằm đáp lại các hành động của Nga tại xung đột Ukraine, cộng thêm giá dầu giảm mạnh đã kích hoạt lên một cơn khủng hoảng dài nhất lịch sử nước Nga trong 2 thập kỷ qua. Trong khi Nga không kỳ vọng tiến trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ diễn ra nhanh chóng, ông Putin tin rằng vẫn có ánh sáng ở phía cuối đường hầm.
"Tất cả công ty ở châu Âu đều mong muốn bình thường hoá mối quan hệ làm ăn với Nga. Nắm bắt được tình hình ấy, phía Nga đã ra chiêu bài ngoại giao rất thông minh." Joerg Forbig - Giám đốc cấp cao tại quỹ Marshall Đức cho biết.
Theo giới chức châu Âu, lệnh trừng phạt của EU sẽ hết hạn vào ngày 31/7 và sẽ được kéo dài thêm 6 tháng nếu có một phiếu nhất trí.
Quan điểm của những người trong cuộc
Với vai trò là người đứng đầu khối 28 thành viên đưa ra lệnh trừng phạt, Đức cho biết số lượng người phản đối lệnh trừng phạt - đã làm thất thoát hàng tỷ euro doanh thu xuất khẩu gia cầm và nông sản do động thái trả đũa của Nga - đang tăng.
Tại Mỹ, Tổng thống Obama sẽ rời Nhà Trắng vào tháng 1 và ứng cử viên Đảng Cộng hoà đã đồng ý để giải quyết căng thẳng ngoại giao với Nga.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã thúc dục ông Putin đặt những viên gạch đầu tiên bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm hoàn toàn đối với thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu. Ông Sarkozy có thể sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Pháp vào năm 2017. Trước ngày diễn đàn kinh tế diễn ra, ông đã có buổi gặp riêng với ông Putin.
Tuy nhiên, chính phủ Moscow không coi việc dỡ bỏ lệnh cấm là động thái đầu tiên nên được tiến hành bởi tốt hơn hết người khởi xướng nên làm điều đó trước tiên. Bộ trưởng kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Bloomberg liệu ông Putin có dự định bình thường hoá quan hệ với Mỹ và EU, phát ngôn viên của Nga - Dimitry Peskov cho biết: "Đó là luôn là thông điệp của chúng tôi nhưng có vẻ như những lời lẽ đó toàn rơi vào những đôi tai khiếm thính."
Ông Putin không dự định đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào cho tiến trình hoà bình thất bại của Ukraine để đổi lấy lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Thay vào đó, ông sẽ tập trung vào những cơ hội của Nga trong quan hệ kinh tế quốc tế và tự tin vào một môi trường kinh tế tươi sáng hơn với dự trữ ngoại hối ổn định, lạm phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế mục tiêu 4% và cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách.
"Đây là lúc chúng ta phải gặp nhau để nói chuyện" - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu nói với ông Putin
Tuần trước, NHTW Nga đã cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong gần một năm. Phía này cho biết nền kinh tế Nga đang tiến dần đến giai đoạn tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ ở khoảng 1,4% và năm 2018 sẽ là 2%. Tháng trước, IMF dự đoán một đợt phục hồi nhẹ trong trung hạn sẽ đưa tốc độ tăng trưởng GDP lên 1,5%/năm.
Trước đó ngày 31/4, Bộ trưởng Ngoại giao Đức đã tuyên bố: lệnh trừng phạt của EU đối với Nga có thể được cắt giảm thậm chí trước khi kế hoạch hoà bình cho miền Đông Ukraine được thực thi đầy đủ, nếu có một tiến trình ổn định đối với hiệp định hoà bình Minsk. Đức sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt theo từng bước.
Mối quan hệ Nga - EU vẫn chưa bị tan vỡ tới mức không thể hàn gắn được. Chủ tịch uỷ ban châu Âu nói tại diễn đàn kinh tế hôm qua, trước khi gặp ông Putin. "Ông nói tiến trình hoà bình Minsk là cách duy nhất để chúng ta có thể bắt đầu cuộc đối thoại, và cũng là cách duy nhất để dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế." Juncker cho biết.
Trước lời gợi ý của chủ tịch uỷ ban châu Âu, ông Putin cho biết ông rất hân hạnh được gặp vị chủ tịch tại diễn đàn. Vị quan chức EU đáp rằng ông đến với Nga vì ông muốn như vậy. "Nhiều người không ủng hộ nhưng tôi thích." Juncker chia sẻ. "Vì đây là lúc chúng ta cần gặp nhau để nói chuyện." Cho đến cuối năm ngoái, nếu căng thẳng không gia tăng ở Ukraine, lệnh trừng phạt của EU có khả năng sẽ được dỡ bỏ